Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Từ bạn thành thù: 7 đồng nghiệp kề vai sát cánh với Mark Zuckerberg nhưng giờ ghét cay Facebook

Vài năm trở lại đây, hình ảnh Facebook và Mark Zuckerberg ngày càng xấu đi, không chỉ trong mắt người dùng mà còn trong mắt chính những cựu nhân viên mạng xã hội này.

Roger McNamee từng hướng dẫn Mark Zuckerberg, và rồi sau đó viết một cuốn sách về sự tồi tệ của Facebook.

McNamee là một nhà đầu tư khá sớm vào Facebook và từng là một người hướng dẫn Mark Zuckerberg khi anh còn là một nhà sáng lập trẻ tuổi. Thế nhưng, vào tháng 1 năm 2018, trước thời điểm scandal Cambridge Analytica nổ ra - McNamee đã khiến nhiều người bất ngờ khi xuất bản một bài viết trên truyền thông cho thấy sự “độc hại” của Facebook. Ông thậm chí tiếp tục mở rộng quan diểm của mình trong một cuộc sách có tên “Zucked: Waking Up to the Facebook Catastrophe.”

Justin Rosenstein, cựu kỹ sư Facebook và là cha đẻ của nút Like, từ chối dùng mạng xã hội này.

Justin Rosenstein là một trong những nhân viên đầu tiên của Facebook, tuy nhiên anh thôi việc năm 2008. Justin hiện đang là người đồng sáng lập startup Asana cùng Dustin Moskowitz, một trong những người sáng lập Facebook.

Trong một bài phỏng vấn được thực hiện vào năm 2017 với The Guardian, Justin Rosenstein cho biết không còn dùng mạng xã hội nào và ông môi tả những nút “like” trên Facebook là “những niềm vui giả tạo.”

Đồng sáng lập Facebook Chris Hughes cho rằng công ty này nên “giải tán.”

Chris Hughes là một nhà đồng sáng lập Facebook nhưng rời khỏi mạng xã hội này khá sớm để trở thành một nhà tình nguyện trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Barack Obama.

Trong một bài viết chia sẻ quan điểm mới đây trên New York Times, Chris cũng khiến nhiều người bất ngờ khi kêu gọn chia nhỏ Facebook. Ông đồng thời cho biết Facebook, WhatsApp và Instagram nên là ba công ty đại chúng tách biệt.

“Mark là một người tử tế,” Chris Hughes viết. “Nhưng tôi cảm thấy giận dữ vì sự tập trung vào tăng trưởng đã khiến mách phải hi sinh vấn đề bảo mật và sự văn minh cho những cú click.”

Brian Action, đồng sáng lập WhatsApp, khuyên mọi người nên “xoá Facebook.”

Một trong những quyết định sáng suốt nhất của Facebook chính là việc thâu tóm WhatsApp với giá 19 tỷ USD vào năm 2014.

Thế nhưng, những người sáng lập WhatsApp là Brian Acton và Jan Koum lại cực kì quan tâm đến vấn đề riêng tư người dùng. Điều này khiến họ thường xuyên có quan điểm đối lập với Facebook khi toàn bộ mô hình kinh doanh của mạng xã hội này đều dựa vào kiếm tiền thông qua một lượng lớn thông tin người dùng. Acton rời Facebook năm 2017 để đảm nhận vị trí cố vấn cho một ứng dụng đối thủ của WhatsApp mang tên Signal. Anh đồng thời khuyên người dùng nên “xoá Facebook.”

Trong bài phỏng vấn với Forbes, Acton cũng nói đến thái độ lạnh nhạt của Mark Zuckerberg. Theo Acton, Zuckerberg đã nói với anh tại một trong những buổi họp cuối cùng rằng, “đây có thể là lần cuối anh nói chuyện với tôi.”

Jan Koum, một người sáng lập khác của WhatsApp, cũng rời đi do bất đồng quan điểm.

Jan Koum xác nhận vào tháng 4 năm 2018 rằng anh đã lên kế hoạch tạm biệt Facebook.

Mặc dù Koum không nói nhiều về sự ra đi của mình, thế nhưng Washington Post tiết lộ anh có mâu thuẫn trực tiếp với Facebook trong kế hoạch kiếm tiền từ WhatsApp.

Chủ tịch sáng lập Facebook, Sean Parker, cảnh báo về tác động của mạng xã hội lên sức khoẻ tinh thần người dùng.

“Chỉ Chúa mới biết chúng tác động ra sao tới não của những đứa trẻ,” Sean Parker nới với Axios vào tháng 11 năm 2017. Park là chủ tịch đầu tiên của Facebook và cũng là một trong những nhà đầu tư đầu tiên vào mạng xã hội này.

Người đồng sáng lập Instagram Kevin Systrom rời Facebook đột ngột 6 năm sau khi bị thâu tóm.

Mặc dù không nói rõ về sự ra đi của mình, Kevin Systrom úp mở lý do bằng chia sẻ, “Chẳng ai thôi việc vì mọi thứ quá tuyệt, phải không?” Facebook mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất