Công Nghệ

6 điều bạn chưa biết về ASIMO, chú robot dễ thương từng là ước mơ của nhiều đứa trẻ Việt

T. Sơn
Chia sẻ

Từng tới thăm Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2004, ASIMO để lại rất nhiều ấn tượng và tình cảm.

Honda mới đây cho biết hãng này sẽ chính thức dừng phát triển dòng robot ASIMO, chủ robot dễ thương 18 tuổi từng khiến nhiều người trên thế giới cảm thấy cực kì yêu thích. Tại Việt Nam, ASIMO cũng rất được yêu thích sau khi tới thăm nước ta một số lần trong quá khứ.

Tạm biệt ASIMO, dưới đây là một số sự thật thú vị về chú mà có thể bạn chưa biết.

ASIMO được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2000, tuy nhiên việc phát triển trực tiếp liên quan đến chú robot này thì đã được khởi động tại Trung tâm Nghiên cứu Wako Fundamental Technical của Honda từ năm 1999, tuy nhiên tiền đề của ASIMO đã khởi động từ rất lâu trước đó

Honda bắt đầu nghiên cứu, phát triển robot theo hình dạng con người từ những năm 80 của thế kỉ trước với mục tiêu ban đầu là tạo ra robot có thể đi lại.

ASIMO là viết tắt của Advanced Step in Innovative Mobility (tạm dịch: Bước tiến tiên tiến trong công nghệ di động sáng tạo). Website của Honda từng khẳng định ASIMO là “robot giống người tiên tiến nhất trên thế giới”. ASIMO có thể di chuyển và chạy ngang cả trên những bề mặt dốc hay không bằng phẳng. Chú thậm chí có thể leo cầu thang, xác định, cầm nắm vật thể và nhận diện khuôn mặt.

ASIMO từng đến Việt Nam vào năm 2004 theo lời mời của Honda Việt Nam. Thời điểm đó, ASIMO đã tạo được không ít sự ấn tượng và tiếng vang tại nước ta. Về sau, ASIMO còn tới Việt Nam thêm một số lần nữa vào năm 2005 hay 2008 chẳng hạn.

ASIMO là robot sử dụng hai chân giống con người đầu tiên trên thế giới có cơ hội xuất hiện trên thảm đỏ Hollywood. Vào năm 2005, chú robot này đã xuất hiện tại buổi chiếu ra mắt bộ phim hoạt hình máy tính “Robots” cùng rất nhiều ngôi sao nổi tiếng.

Honda từng cho biết ASIMO không được thiết kế với mục đích kinh doanh ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Các thông tin về chi phí sản xuất hay số lượng ASIMO hiện có trên thế giới cũng không được hãng công nghệ Nhật Bản công bố.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Honda cho thấy đây là chiều cao lý tưởng cho tính di động của chú robot này cũng một số vận hành có liên quan, ví dụ như mở cửa hay tắt, mở công tắc điện.

ASIMO vận hành bằng pin lithium-ion 51,8V. Thường thì cứ mỗi một giờ, người dùng sẽ phải sạc chú robot này một lần.

ASIMO cũng được trang bị vi xử lý máy tính ba chiều gồm ba thành phần một chip xử lý, bộ chuyển đổi tín hiệu và bộ nhớ. Máy tính điều khiển chuyển động của ASIMO được đặt ở khu vực thắt lưng của chú và có thể được điều khiển bằng máy tính, bộ điều khiển không giây hoặc câu lệnh giọng nói.

ASIMO có khả năng nhận diện các vật thể chuyển động, cử chỉ, thao tác, môi trường xung quanh, âm thanh và khuôn mặt. Điều này cho phép chú có thể tương tác với con người. ASIMO phát hiện chuyển động và vật thể thông qua thông tin hình ảnh được thu thập từ “mắt” camera trên đầu. Nó cũng được sử dụng để xác định hướng đi hoặc khoảng cách.

ASIMO bên cạnh đó còn có thể phân tích giọng nói hay cử chỉ của con người. Nhờ vậy, ASIMO có thể nhận ra các cử chỉ như bắt tay hay cách người đối diện vẫy tay để phản hồi hợp lý. Có thể bạn cũng sẽ bất ngờ khi biết ASIMO có thể phản hồi lại các câu hỏi bằng cách gật đầu hoặc bằng giọng nói với 10 ngôn ngữ khác nhau. Chú cũng có thể nhận ra 10 khuôn mặt khác nhau và “gắn tên gọi” cho chúng.

Khả năng di chuyển của ASIMO được tạo ra bởi cảm biến hình ảnh, cảm biến laser và cảm biến hồng ngoại.

Chia sẻ

Bài viết

T. Sơn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất