Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

5 căn bệnh lạ lùng biến những người mắc phải trở thành thiên tài và siêu nhân

Nhắc đến căn bệnh nhiều người thường nghĩ ngay đến những trải nghiệm nguy hiểm hoặc không thoải mái. Dù vậy, điều này không phải khi nào cũng đúng.

5. Siêu trí nhớ

Hyperthymesia là một hội chứng mà người mắc phải có thể nhớ được một số lượng lớn những trải nghiệm trong cuộc đời họ một cách cực kì chi tiết. Theo một số thống kê, hiện chỉ có khoảng 60 người trên thế giới mắc hội chứng này. Bệnh nhân với Hyperthymesia có thể kể lại một cách chi tiết bất kì ngày nào trong cuộc đời của họ - kể cả khi còn bé tí. Họ có thể trích dẫn các đoạn trích từ trong sách đọc được từ nhiều năm trước cũng như nhớ lại tin tức diễn ra trong bất kì ngày nào của bất kì năm nào.

Trang BBC từng kể lại câu chuyện của một nhà văn người Úc có tên Rebecca Sharrack. Cô thậm chí còn nhớ rằng mình được bọc trong một tấm vải màu hồng khi cô 7 ngày tuổi. Cô có khả năng đọc lại bất kì đoạn trích nào trong Harry Potter không sai một từ. Dù vậy, Rebecca không cho rằng hội chứng cô mắc phải là một “tài năng” và cô thường xuyên phàn nàn về chứng đau đầu, mất ngủ và nhanh mệt.

4. Không cảm nhận được sự đau đớn

Có một hội chứng mà người mắc phải không bao giờ cảm nhận được những cơn đâu là Congenital analgesia. Một điều đáng ngạc nhiên là rất hiếm người mắc Congenital analgesia nhưng chỉ tính riêng trong một ngôi làng ở Thuỵ Điển đã có tới 40 trường hợp mang hội chứng này.

Thoạt tiên, hội chứng Congenital analgesia có vẻ như là một “món quà” hoàn hảo bởi nó không hề ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần cũng như ngoại hình của người mắc phải. Thế nhưng, vẫn đề nằm ở chỗ những người này sẽ không thể nhận ra những vấn đề gây đau đớn trong cơ thể của mình. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em bởi với nhận thức chưa đầy đủ, chúng có thể tự làm đau đớn và nguy hại cơ thể của mình khi “khám phá” thế giới mà chẳng hề nhận ra.

3. Khả năng làm được mọi thứ

Hội chứng Savant là một hội chứng khá hiếm thường xảy ra với các bệnh nhân vị rối loạn phát triển thần kinh. Những người có hội chứng này có thể rất tài năng trong lĩnh vực âm nhạc, hội hoạ, tính toán, viết và dựng các mô hình 3D. Họ có thể tính nhẩm nhiều phép toán phức tạp trong khi đó cũng dễ dàng nói ra được ngày 5 tháng 5 năm 3017 là thứ mấy chẳng hạn. Stephen Wiltshire, một người mắc hội chứng Savant đã từng vẽ chi tiết bản đồ London chỉ sau một chuyến bay trên thành phố này.

Nhiều người gọi những người mắc hội chứng Savant là thiên tài và thực tế họ có những tài năng đặc biệt. Thế nhưng, những bệnh nhân với Savant lại thường thua thiệt ở một điểm nào đó, ví dụ như chậm phát triển trí tuệ nói chung chẳng hạn. Forrest Gump trong tiểu thuyết cùng tên của Winston Groom là một ví dụ nổi tiếng của người mắc Savant.

4. Không cảm thấy lạnh

Bên cạnh những người không cảm thấy đau đớn còn có những người không hề cảm thấy lạnh. Wim Hof, một người Hà Lan, đã từng khiến các nhà khoa học bối rối với khả năng chịu lạnh của mình. Anh ngâm mình trong nước đá 120 phút, chinh phục đỉnh Mont Blanc chỉ mặc quần đùi và thậm chí bơi trong những hồ nước lạnh cóng.

Các chuyên gia cho rằng khả năng chịu lạnh của Wim Hof là kết quả một một hội chứng đặc biệt, dù vậy anh cho rằng anh có được khả năng này do luyện tập.

5. Hoàn toàn không sợ hãi

Urbach-Wiethe là bệnh liên quan đến rối loạn gene khiến một người hoàn toàn không có cảm giác sợ hãi. Có khoảng 300 trường hợp mắc bệnh này đã được ghi nhận và ¼ trong số đó là ở Nam Phi.

Bệnh nhân nổi tiếng nhất mắc Urbach-Wiethe là một phụ nữ người Mỹ có tên S.M. Các nhà nghiên cứu đã thách thức sự sợ hãi của cô bằng nhiều cách: thả rắn và nhện độc, xem phim kinh dị và nhốt cô trong ngôi nhà được cho là bị ma ám nhưng đều thất bại.

Việc mất cảm giác sợ hãi cũng cực kì nguy hiểm bởi người mắc phải sẽ không thể đánh giá được các tình huống rủi ro để tránh chúng.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất