Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

10 bức ảnh được dân mạng chia sẻ nhiệt tình nhưng thực ra chỉ là 'hàng giả'

Nếu chịu khó quan sát kỹ, bạn sẽ thấy những bức ảnh từng khiến mình lầm tưởng này cực kỳ 'giả trân'.

Ra đời đã được 30 năm, Photoshop ngày càng trở nên hoàn thiện và có thể hiện thực hóa mọi giấc mơ bằng hình ảnh.

Những bậc thầy Photoshop có thể phù phép các bức ảnh trông có vẻ “nghiệp dư” trở thành những tác phẩm nghệ thuật giàu cảm xúc, thậm chí có thể đánh lừa không ít người nhìn.

Dưới đây là 10 bức ảnh Photoshop từng đánh lừa cộng đồng mạng, và chắc chắn bạn cũng đã từng nghĩ chúng là thật, cho đến khi đọc bài viết này.

1. Cá mập nhảy lên khỏi mặt nước để đớp thuỷ thủ hải quân

10 bức ảnh được dân mạng chia sẻ nhiệt tình nhưng thực ra chỉ là 'hàng giả' Ảnh 1

Vào năm 2001, bức ảnh con cá mập nhảy lên cao chuẩn bị đớp một thành viên của lực lượng không quân từng gây xôn xao cộng đồng.

Bức ảnh này được phát tán qua email với lời chú thích: "Một con cá mập đã tấn công các thủy thủ của Hải quân Anh tại Nam Phi".

Tuy nhiên, bức ảnh này chỉ là sản phẩm của công nghệ Photoshop. Đây là sự kết hợp của bức ảnh chụp trực thăng của Không quân Hoa Kỳ, được chụp bởi nhiếp ảnh gia Lance Cheung, trong khi đó bức ảnh còn lại được chụp ở vịnh False, Nam Phi của nhiếp ảnh gia Nam Phi Charles Maxwell.

Bức ảnh này nhanh chóng tạo được hiệu ứng mạnh mẽ trên mạng xã hội, thậm chí đến ngày hôm nay vẫn có khả năng đánh lừa nhiều người. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, bạn có thể dễ dàng nhận ra trong ảnh có sự xuất hiện của chiếc cầu Golden Gate tại San Francisco.

Xem thêm: Sự thật sau bức ảnh cháu bé đầy bùn ở vùng lũ lụt miền Trung được chia sẻ hàng loạt trên Facebook

2. Lâu đài trên biển ở Dublin, Ireland

10 bức ảnh được dân mạng chia sẻ nhiệt tình nhưng thực ra chỉ là 'hàng giả' Ảnh 2

Lâu đài như trong mơ được cho là ở Ireland này là một trò đùa Cá tháng Tư của một bậc thầy Photoshop tài năng người Đức.

Bức ảnh này là sự kết hợp của tòa lâu đài ở Đức và đảo Khao Phing Kan ở Thái Lan. Hình ảnh thật đến mức ai ai nhìn vào cũng phải trầm trồ khen ngợi.

3. Dưa hấu màu xanh

10 bức ảnh được dân mạng chia sẻ nhiệt tình nhưng thực ra chỉ là 'hàng giả' Ảnh 3

Miếng dưa hấu màu xanh đẹp mắt này xuất hiện trên mạng xã hội với tên gọi "Dưa hấu mặt trăng", và có xuất xứ Nhật Bản với giá 16.000 yen (3,5 triệu đồng)/quả.

"Loại dưa hấu này được trồng ở một số vùng của Nhật Bản và nổi tiếng với màu xanh rực rỡ", người đăng tải bức ảnh cho biết.

Tuy nhiên, hình ảnh này cũng chỉ là một tác phẩm của công nghệ Photoshop.

4. Chú gấu rượt đuổi đoàn làm phim

10 bức ảnh được dân mạng chia sẻ nhiệt tình nhưng thực ra chỉ là 'hàng giả' Ảnh 4

Nhìn vào bức ảnh này, ai cũng sẽ cảm thấy toát mồ hôi và lo cho tính mạng của những thành viên trong đoàn làm phim. Tuy nhiên, đây chỉ là một sản phẩm được tạo ra từ công nghệ Photoshop mà thôi.

Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy từng đường nét của con gấu như phần đầu và phần chi trước đều bị cắt nham nhở.

5. Chú sư tử huyền thoại của hãng phim Metro Goldwyn Mayer

10 bức ảnh được dân mạng chia sẻ nhiệt tình nhưng thực ra chỉ là 'hàng giả' Ảnh 5

Có lẽ bạn vẫn còn nhớ đoạn đến đoạn giới thiệu đầu tiền của hãng phim Metro Goldwyn Mayer xuất hiện ở mỗi đầu phim hoạt hình Tom and Jerry.

Trong năm 2016, trên Twitter đã xuất hiện một hình ảnh được xem là đã “bóc mẽ” cách MGM đã thực hiện để có được đoạn giới thiệu này, đó là trói chú sư tử này lại để quay phim.

Tuy nhiên, thực chất đó là hình ảnh Photoshop lại từ ảnh chụp một chú sư tử đang chụp cắt lớp trong bệnh viện.

6. Cá mập phi thân lên khỏi mặt nước

10 bức ảnh được dân mạng chia sẻ nhiệt tình nhưng thực ra chỉ là 'hàng giả' Ảnh 6

Năm 2016, hình ảnh của một con cá mập khổng lồ phi thân lên khỏi mặt nước và được gọi là "Bức ảnh của năm của National Geographic" từng khiến cộng đồng xôn xao.

Tác phẩm này từng đánh lừa được rất nhiều người cho đến khi National Geographic phải lên tiếng đính chính.

7. Sư tử màu đen

10 bức ảnh được dân mạng chia sẻ nhiệt tình nhưng thực ra chỉ là 'hàng giả' Ảnh 7

Bức ảnh của con sư tử màu đen từng nhận được hàng trăm ngàn lượt thích từ những những người yêu động vật trên khắp thế giới. Tuy nhiên, bức ảnh này cũng chỉ là sản phẩm của công nghệ Photoshop.

8. Bàn chân em bé in lên bụng mẹ

10 bức ảnh được dân mạng chia sẻ nhiệt tình nhưng thực ra chỉ là 'hàng giả' Ảnh 8

Hình ảnh tuyệt đẹp về tình mẫu tử thiêng liêng này thực chất chỉ là một sản phẩm của công nghệ đồ họa.

Nhiều chuyên gia khẳng định, không có cách nào bàn chân của một em bé còn trong bụng mẹ lại có thể hằn lên rõ rệt trên bụng người mẹ như thế kia.

9. Batman and Joker

10 bức ảnh được dân mạng chia sẻ nhiệt tình nhưng thực ra chỉ là 'hàng giả' Ảnh 9

Bức ảnh Joker lướt ván qua cơ thể của Batman, được lan truyền qua Twitter và chú thích cho biết Heath Ledger (thủ vai Joker) vẫn sống sót trong bộ phim The Dark Knight.

Tuy nhiên, hình ảnh này chỉ là một sản phẩm của Photoshop. Nam diễn viên Heath Ledger cũng đã mất vào năm 2008 sau một tai nạn ngoài ý muốn do sử dụng nhiều loại thuốc không đúng cách.

10. Phi công selfie từ máy bay

10 bức ảnh được dân mạng chia sẻ nhiệt tình nhưng thực ra chỉ là 'hàng giả' Ảnh 10

Bức ảnh phi công selfie từ máy bay này từng khiến nhiều người xôn xao vì độ liều lĩnh của nam phi công trong ảnh. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một sản phẩm của Photoshop.

Xem thêm: Sự thật sau bức ảnh người mẹ ôm con dưới bùn trong vụ sạt lở ở Quảng Trị được chia sẻ trên Facebook

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Duy Huỳnh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giải mã sức hút của show 'Hành Trình Kỳ Thú' đang phát trên MyTV