Sau hành trình này, cô sẽ tiếp tục đến với thử thách “4 Desert Grand Slam” - một cuộc thi quốc tế quy tụ rất nhiều vận động viên chuyên nghiệp, chạy bộ qua 4 sa mạc gồm: Atacama (Chile), Gobi (Trung Quốc), Sahara (Namibia) và Nam cực với tổng quãng đường 1.000 km. Thế nhưng, nếu biết “lý lịch trích chéo” của chúng, ai nấy chắc chắn sẽ không khỏi giật mình.
Sahara (Namibia)
Là sa mạc lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 9.400.000 km2, bao phủ gần như toàn bộ Bắc Phi với một vùng xấp xỉ diện tích Hoa Kỳ và Trung Quốc cộng lại. Tuy được biết đến là một hoang mạc thế nhưng Sahara vẫn ẩn chứa nhiều dạng địa hình, cùng thảm động - thực vật phong phú bậc nhất hành tinh.
Atacama (Chile)
Nằm giữa Thái Bình Dương và dãy Andes, hoang mạc Atacama nằm ở phía bắc Chile và một phần nhỏ ở phía Peru. Hàng năm, diện tích 181.300 km2 của Atacama chỉ nhận lượng mưa 25mm dù nằm ở độ cao 3.200m so với mực nước biển. Hiện nơi đây đạt “danh hiệu” là sa mạc khô cằn nhất thế giới, đến nỗi xương rồng cũng không thể sống nổi.
Gobi (Trung Quốc)
Nằm trên lãnh thổ Trung Quốc và một phần phía nam Mông Cổ, Gobi là sa mạc lớn nhất Châu Á, đồng thời đứng thứ 4 thế giới với diện tích 1.295.000 km2. Tuy mang danh một sa mạc, thế nhưng khí hậu tại đây vẫn có hai mùa: mùa mưa và mùa khô với lượng mưa trung bình từ 50 - 200mm. Nơi này hiện được xác định là “nghĩa địa khủng long” thú vị nhất, giúp các nhà khoa học thế giới hiểu thêm về hành trình sự sống phát triển Trái Đất.
Nam Cực
Ít ai ngờ được Nam Cực là hoang mạc lớn nhất thế giới với diện tích 14,2 triệu km2. Không chỉ nhận lượng mưa vỏn vẹn 50 mm hàng năm, Nam Cực cũng gần như chẳng có chút ánh mặt trời trong suốt nhiều tháng liền, khiến vùng đất này không sở hữu bất kỳ đặc trưng của hoang mạc bình thường: nắng nóng, bão cát…
Nam Cực còn là lục địa lạnh nhất (với nền nhiệt độ trung bình -89 độ C), cũng như là lục địa khô hạn nhất, gió mạnh nhất với tốc độ lên đến 100m/s. Toàn bộ vùng đất băng giá này chỉ có khoảng 2.000 người sinh sống - là các nhà thám hiểm, nghiên cứu.