1. Cơm gà Hải Nam
Cơm gà Hải Nam là một trong những món ăn nổi tiếng ở Singapore, có thể tìm thấy trong rất nhiều nhà hàng, tiệm cơm và cả khách sạn hay trung tâm ẩm thực của quốc đảo sư tử biển..
Phương pháp nấu cơm gà bắt nguồn từ Hải Nam, với một vài biến tấu độc đáo của các nhà hàng Singapore tạo nên hương vị độc đáo riêng. Thịt gà được luộc hoặc chần cho chín hẳn, sau đó ngâm vào nước lạnh để đảm bảo thịt vừa mềm lại giòn dai mà không bị nhũn. Ngoài ra, gà được sử dụng trong món cơm gà ở Singapore cũng có thể được nướng hoặc om trong nước tương, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho món ăn, thêm lựa chọn cho thực khách.
Ở Singapore, món cơm gà Hải Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ ẩm thực Quảng Đông nên thường sử dụng thịt gà non và mềm, ăn kèm với ớt đỏ ngâm dấm, chua chua cay nồng. Tuy nhiên, chính cơm và sốt ớt cũng có thể quyết định sự thành bại của món ăn này. Cơm nấu trong nước luộc gà với gừng và lá dứa phải có độ mềm dẻo vừa phải, trong khi ớt phải có sự hòa quyện vừa cay vừa chua.
2. Cua sốt cay
Cua sốt cay là một trong những món ăn nổi bật nhất của Singapore, thường có sẵn ở hầu hết các nhà hàng hải sản ở quốc đảo.
Cua biển vốn là món hải sản được đông đảo du khách yêu thích, nhưng nước sốt mới là thứ quyết định hương vị của món cua sốt cay Singapore. Phần nước sốt có kết cấu sền sệt, vị cay, ngọt đậm đà của tương ớt và trứng đánh bông, chấm bánh bao chiên/hấp hay bánh mì đều hợp…
3. Cà ri đầu cá
Chiếc đầu cá to bự với nước sốt sánh mịn đỏ rực bao quanh là hình ảnh đặc trưng của món cà ri đầu cá nổi tiếng Singapore. Đối với nhiều người, cà ri đầu cá không chỉ là đặc sản của quốc đảo sư tử biển mà còn là món ăn bình dân ngon miệng rất hợp để ăn kèm với cơm.
Món cà ri đầu cá chỉ có ở Singapore, được coi là biểu tượng của sự pha trộn văn hóa đa quốc gia. Để tạo ra món ăn này, đầu bếp sẽ sử dụng gia vị của món cà ri đặc trưng của Nam Ấn Độ với đầu cá, một trong những thành phần nấu ăn quen thuộc của người Trung Quốc.
Ngày nay, cà ri đầu cá xuất hiện trong thực đơn không chỉ của Singapore mà còn ở các nhà hàng Ấn Độ, Trung Quốc, Mã Lai và Peranakan.
4. Char Kway Teow
Char Kway Teow thường được gọi là char kway teow (phát âm là 'cha-gway tee-ow') là món mì xào có nguồn gốc từ văn hóa Triều Châu, tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc. Ban đầu Char Kway Teow được coi là 'món ăn của người nghèo' vì món ăn này có hàm lượng dinh dưỡng cao và nguyên liệu hợp túi tiền nên trở nên rất phổ biến với những người lao động, nông dân và ngư dân sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Char kway teow được làm từ hỗn hợp mì gạo và mì làm từ lúa mì vàng, xào trên lửa lớn với nước tương, tỏi, ớt, lup cheong (xúc xích Trung Quốc), trứng, chả cá và giá đỗ. Phần quan trọng làm nên hương vị đặc trưng của char kway teow là mỡ lợn, món ăn được xào bằng mỡ động vật nên có hương thơm và kết cấu đặc biệt. Tôm tươi và sò huyết cũng được thêm vào món ăn, một số nơi còn cho thêm belacan (mắm tôm khô) cho đậm đà.
5. Hokkien Mee
Hokkien Mee là món mỳ xào Singapore được chế nước dùng làm từ xương heo và đầu tôm, có nguồn gốc từ Phúc Kiến. Món mì hấp dẫn này có sợi mì màu vàng và sợi 'bee hoon' (bún) dày, với tôm mọng nước, mực, thịt ba chỉ, trứng và mỡ heo chiên giòn (có hoặc không) tạo nên hương vị độc đáo. Hokkien Mee được phục vụ với ớt sambal và vắt một ít nước cốt chanh để tăng thêm hương vị.
Có người cho rằng, ban đầu món mì Hokkien Mee được gọi là Rochor Mee vì nó được bán lần đầu ở Rochor Road. Nhưng một số người lại khẳng định gian hàng bên cạnh khách sạn 7th Storey gần đường Rochor mới là nơi tạo ra món ăn này đầu tiên. Số khác cho rằng Rochor Mee là phiên bản khác của món Hokkien Mee do người Peranakan tạo ra, được nấu với nhiều nước thịt hơn và ăn kèm với sambal. Phiên bản này nổi tiếng đến tận ngày nay. Còn nguyên bản mì Hokkien Mee ban đầu được chiên khô và ăn với ớt đỏ thái lát.
Món mì nổi tiếng này có thể tìm thấy ở các gánh hàng rong và trung tâm thương mại, tuy nhiên nơi được đánh giá cao nhất về hương vị của mì ở Singapore là ở tiệm Mì Phúc Kiến của Kim, địa chỉ 62B Jalan Eunos, Singapore.
6. Laksa
Du khách có thể tìm thấy nhiều loại laksa (súp nước cốt dừa cay) ở quốc đảo: từ món laksa sốt me của Penang đến món laksa Sarawak (tương tự cà ri). Nhưng khnổi tiếng nhất phải kể đến món Katong Laksa ở Singapore.
Katong laksa được lấy cảm hứng từ ẩm thực của người Peranakan sống ở khu vực Katong. Món ăn này có nước dùng cay với màu hoàng hôn rực lửa, đậm hương vị nước cốt dừa và tôm khô, bên trên phủ đầy hải sản như sò, tôm và bánh cá.
Đặc điểm nổi bật của Laksa là sợi mì: sợi mì dày được cắt thành những miếng ngắn, thực khách hoàn toàn có thể thưởng thức bằng thìa mà không cần dùng đũa.
Hiện tại món Laksa có rất nhiều phiên bản khác nhau, và rất nhiều nhà hàng ở Singapore khẳng định sở hữu công thức chính thống. Hiện tại có một phiên bản Laksa nổi tiếng gọi là 'janggut', được đặt theo tên của người bán hàng rong bán món ăn này. Gian hàng của ông chủ trung niên được đặt tên là Janggut Laksa nằm ở khu vực Trung tâm Mua sắm Queensway.
Ngoài ra còn có các quầy hàng rong chất lượng nằm dọc theo con đường Katong, mỗi quầy đều có hương vị đồng nhất đã trở thành nét đặc trưng của món laksa Singapore.
7. Nasi Lemak
Nasi Lemak là món ăn của người Mã Lai nhưng lại rất nổi tiếng ở Singapore. Mặc dù có một số phiên bản khác nhau của món Nasi Lemak nhưng cốt lõi của món ăn này là phần cơm đậm đà được nấu với nước cốt dừa và lá dứa.
Món ăn này thường được ăn kèm với cá chiên giòn hoặc cánh gà chiên. Và phần lớn suất cơm đều có các thành phần như: chả cá nướng, cá cơm chiên và đậu phộng, trứng, dưa chuột thái lát và tương ớt cay sambal.
Mặc dù là món ăn bình dân nhưng Nasi Lemak lại trọn vẹn và phong phú về hương vị, phù hợp để thưởng thức hàng ngày.
8. Bak Kut Teh
Bak Kut Teh – Món ăn bình dị có nguồn gốc từ Trung Quốc này là một trong những món ăn phổ biến nhất của Singapore. Đây cũng là một món ăn đường phố phổ biến ở Malaysia, đặc biệt được tìm thấy nhiều ở thủ đô Kuala Lumpur.
Bak Kut Teh là món canh sử dụng sườn heo béo núc nhiều thịt được ninh hàng giờ với thảo mộc đậm đà. Mặc dù cách nấu có vẻ đơn giản, nhưng để tạo ra hương vị hoàn hảo lại khá phức tạp. Để làm ra món Bak Kut Teh cần có một lượng ớt, tỏi và các thành phần khác được đong đếm theo tỉ lệ phù hợp mới có thể đạt được thành phẩm tốt nhất.
Cái tên Bak Kut Tey theo nghĩa đen có nghĩa là trà xương thịt, và nó có liên quan tới loại trà Trung Quốc được dùng với món ăn này
Món canh này có hương vị đậm đà, nước dùng rất thơm và ngọt dịu, không bị cay. Sườn lợn sau khi hầm hàng giờ trở nên mềm nhũn và chỉ cần dùng đũa xắn nhẹ, phần xương đã rơi ra ngoài, không bị dai hay xơ.
9. Biryani – Cơm chiên thơm
Biryani là một món cơm chiên Singapore nổi tiếng có hương vị từ ẩm thực Hồi giáo Ấn Độ. Cơm để làm nên món ăn này được lựa chọn từ loại gạo hạt dài đặc biệt, thường là gạo Basmati, khi nấu sẽ rất mềm và tơi.
Cơm chiên Biryani thường có thêm thịt, và phổ biến nhất là thịt gà, thịt cừu hoặc cá. Các loại gia vị được sử dụng có hương vị đậm đà như quế, đinh hương, nhục đậu khấu và lá nguyệt quế. Món ăn này thường được phục vụ với cà ri gà hoặc thịt cừu đi kèm.
10. Chai Tow Kway
Chai Tow kway ở Singapore thường được gọi là bánh cà rốt, mặc dù món ăn này không liên quan gì đến cà rốt. Theo phương ngữ Phúc Kiến của Trung Quốc, chai tow có nghĩa là “củ cải” hoặc “cà rốt”, trong khi kway có nghĩa là “bánh ngọt” hoặc “bánh gạo”, đó là lý do tại sao nó được gọi là “bánh cà rốt”.
Chai Tow Kway là một món mặn được làm từ củ cải xắt nhỏ, bột gạo hấp, nước và được xào với trứng, tỏi, hành lá. Một số nơi còn cho thêm cả tôm.
Có hai biến thể của chai tow kway: Phiên bản “trắng” không có nước tương và củ cải được chiên với trứng đánh bông để tạo thành lớp vỏ; phiên bản “đen” sử dụng hắc xì dầu hoặc mật mía, xào với trứng và củ cải.
Tên của món ăn và hương vị khá đặc biệt, được bày bán khắp nơi và có thể thưởng thức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
11. Murtabak – Bánh kếp nhồi nhân
Murtabak cũng là một trong những món ăn nổi tiếng của Singapore chịu ảnh hưởng từ ẩm thực Ấn Độ. Bản thân Murtabak là loại bánh pancake cỡ lớn, bên trong có nhồi thịt gà, thịt bò hoặc thịt cừu. Ngoài ra còn có một số phiên bản với nhân thịt nai và cá mòi.
Murtabak có phần vỏ giòn, thơm được nước hơi cháy xém nên có màu vàng nâu, bông xốp. Mặc dù bản thân Murtabak đã có hương vị thơm ngon, nhưng nếu được phủ thêm nước sốt cà ri thì càng tuyệt vời hơn.