Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Ẩm thực mua sắm

Bí mật về mâm cỗ Trung thu: Tại sao 'cún bưởi' lại không thể thiếu?

Tại sao quả bưởi luôn phải xuất hiện trong mâm ngũ quả Trung thu? Ý nghĩa đặc biệt của nó là gì?

Tùy vào văn hóa từng nơi mà mâm cỗ Trung thu có sự khác nhau về loại quả cũng như cách thức trang trí. Tuy nhiên, dù ở bất cứ vùng miền, hay địa phương nào, mâm cỗ Trung thu luôn có 1 loại quả, đó chính là quả bưởi. Vậy tại sao quả bưởi luôn phải xuất hiện trong mâm ngũ quả Trung thu? Ý nghĩa đặc biệt của nó là gì?  

Đầu tiên, Rằm Trung thu vào tháng 8 âm lịch đúng là mùa bưởi chín. Người ta thường chọn mua những trái bưởi ngon nhất để bày lên mâm cúng trước là để thờ cúng ông bà tổ tiên sau là để cả nhà cùng thưởng thức loại trái cây tươi ngon, đầu mùa.  

Bí mật về mâm cỗ Trung thu: Tại sao 'cún bưởi' lại không thể thiếu? Ảnh 1

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian xưa, Bưởi được coi là biểu tượng của sự đoàn viên gia đình và may mắn,  như một lời chúc phúc cho gia chủ. Từ "bưởi" trong tiếng Hán đồng âm với từ "Hữu tử", nghĩa là có con. Quản bưởi căng tròn cũng tượng trưng cho hình ảnh người mẹ mang bầu. Vì thế, nhiều gia đình còn cho rằng việc cúng và ăn bưởi trong ngày rằm tháng tám là cầu mong ước nguyện sớm sinh con, sớm sinh quý tử.

Bí mật về mâm cỗ Trung thu: Tại sao 'cún bưởi' lại không thể thiếu? Ảnh 2
Ảnh: Loan Trần 
Bí mật về mâm cỗ Trung thu: Tại sao 'cún bưởi' lại không thể thiếu? Ảnh 3
Ảnh: Hòa Bùi 

Những năm gần đây, thay vì đặt nguyên quả bưởi trong mâm cỗ Trung thu, nhiều nơi xuất hiện hình ảnh chú chó làm từ quả bưởi. Những múi bưởi mọng nước được bóc lộ nguyên tép bưởi, cầu kỳ xếp thành hình chú chó cực xinh xắn. Tuy nhiên, thực chất đằng sau việc dùng chó bưởi bày trong mâm cỗ Trung thu lại mang một ý nghĩa đặc biệt. 

Bí mật về mâm cỗ Trung thu: Tại sao 'cún bưởi' lại không thể thiếu? Ảnh 4
Cún bưởi xuất hiện trong nhiều mâm cỗ Trung Thu. (Ảnh: Thơ Nguyễn) 

Theo đó, chó bưởi gắn với sự tích chú cuội trong câu chuyện cổ tích xưa. Khi vợ cuội chết chú chó của cuội đã tình nguyện hiến bộ ruột của mình cho vợ cuội để người vợ sống lại, còn chú cuội bèn nặn thử bộ ruột bằng đất để thay thế đặt vào bụng ai ngờ chú chó sống lại, vì vậy hàng năm vào đêm phá cỗ cung trăng người ta đặt lên mâm cỗ một chú chó bưởi để tôn vinh hành động tốt đẹp. Sự trung thành và lòng kiên nhẫn của con chó trong câu chuyện này cũng là một tượng trưng về tình cảm gia đình và lòng hiếu thảo.

Như vậy, không chỉ mang tính trang trí mỹ quan, chó bưởi trong mâm cỗ Trung thu còn chưa đứng những thông điệp về gia đình, hy vọng, lòng trung thành. Qua đó thể hiện sự kết nối sâu sắc văn hóa và truyền thống Việt Nam từ thế hệ trước cho mãi về sau.  

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thiên An

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hé lộ điều đặc biệt về không gian hẹn hò của Michael Trương ở Đảo Thiên Đường