Dài 9 km, cao hơn 3.500 mét so với mực nước biển, có 60 điểm sạt lở, không rào chắn bao quanh, tuyết rơi dày và gió thổi dữ dội biến Zojila trở thành cung đường đèo nguy hiểm nhất Ấn Độ, thu hút vô số du khách ưa mạo hiểm.
Nằm ở độ cao 3.528 m so với mức nước biển, Zojila được mệnh danh là đoạn đường đèo nguy hiểm nhất Ấn Độ, nối 2 khu vực Ladakh và Kashmir. Tuyến đường này đáng sợ không chỉ bởi độ hẹp vừa đủ một làn xe mà còn vì không có bất kỳ rào chắn nào bao quanh nó. Ảnh: Anupam Chakraborty.
Tuyến đường là cửa ngõ liên lạc của người dân Ladakh với phần còn lại của thế giới. Nơi đây có 60 điểm được dự báo thường xuyên xảy ra sạt lở trong đoạn đường chỉ dài 9km. Ảnh: Anupam Chakraborty.
Vào mùa đông, những cơn gió mạnh và tuyết rơi dày là nỗi ám ảnh của các phương tiện. Vì thế, Tổ chức đường biên giới (BRO) đã yêu cầu Zojila đóng cửa với du khách, chỉ cho phép xe quân đội chuyên dụng lưu thông thời gian này nhằm hạn chế nguy hiểm, đồng thời tiến hành công tác bảo dưỡng tuyến đường. Ảnh: Reddit.
60 vụ sạt lở đất đã xảy ra vào năm 2009. Cảnh sát và nhân viên cứu hộ phải tiến hành giải cứu khoảng 350 người bị kẹt trên đường do tuyết rơi dày. Nhiều đoạn bị vùi sâu trong tuyết từ 15 đến 24 mét. Ảnh: The Hindu.
Bất chấp lời cảnh báo, nhiều du khách tìm cách chinh phục Zojila. Điều này đã dẫn tới thảm kịch năm 2012, khi 11 du khách thiệt mạng do chiếc xe ô tô trượt khỏi đường và rơi xuống vực sâu. Một thời gian dài, tuyến đường đóng cửa 6 tháng trong năm do tuyết rơi quá dữ dội và chỉ mở lại vào cuối mùa xuân. Ảnh: Anupam Chakraborty.
Khi mùa đông khắc nghiệt qua đi, các nhà chức trách cho phép du khách tiếp tục hành trình khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của dãy Himalaya. Tuy nhiên, yêu cầu quan trọng là du khách cần phải có sự tập trung cao độ và tự tin đối với phương tiện cũng như kỹ năng sau tay lái. Ảnh: Ladkharima.
Apple đang cân nhắc khả năng hợp tác với Intel để phát triển chip A20 cho iPhone 18, đánh dấu bước chuyển mình khỏi sự phụ thuộc vào TSMC – đối tác sản xuất chip độc quyền lâu nay của hãng.