Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Ăn ngon - chơi đã

Trải nghiệm có 1-0-2 trên hòn đảo huyền diệu nhất thế giới xuất hiện trong bom tấn Star War

Nằm ngay ngoài bờ biển phía tây nam Ireland, đảo Skellig Michael là điểm du lịch thu hút du khách suốt nhiều thế kỷ qua và là một trong những phim trường đáng kinh ngạc nhất khi quay loạt phim bom tấn Star War.

Tháng 9/1910, George Bernard Shaw bắt đầu hành trình đi từ bờ biển Kerry (tây nam Ireland), trên một chiếc thuyền tự chèo. Sau khi lênh đênh trên sóng 12km suốt 2 giờ đồng hồ, nhà biên kịch dừng chân trên một hòn đảo.

Trong một bức thư, Shaw mô tả hòn đảo Skellig Michael rằng, đây là một hòn đảo “kỳ quái và khó tin nhất thế giới”. “Ở phía tây nam của hòn đảo, những mỏm đá nhô ra khỏi ngôi nhà của những người trông coi ngọn hải đăng cao hơn 48m so với mực nước biển”. 

“Tại Skellig có nhà thờ, các mỏm đá nhô ra, đỉnh núi, hang động… cùng các công trình được xây dựng theo kiến trúc cổ. Tôi muốn nói với bạn rằng, đây là một nơi không thuộc về bất kỳ nơi nào mà tôi và bạn đang sống. Nó chính là một phần trong thế giới ảo mà chúng ta mơ mộng đến”, Shaw bày tỏ.

Nếu chưa có điều kiện tới Skellig Michael, bạn cũng có thể xem Star Wars: The Force Awakens (2015). Rey cùng Chewbacca xuyên qua không gian để hành tinh Ahch-To - khung cảnh của Skellig Michael. Cảnh quay ngoạn mục với những ngọn núi đá vôi, các cơn bão cùng khung cảnh biển đầy ánh mặt trời thực sự khiến người xem ấn tượng.

Trên đường đi, Rey đã men theo chiếc cầu thang cổ lên đỉnh núi, nơi Luke Skywalker (Mark Hamill), chàng trai đội chiếc mũ trùm đầu đang chờ cô. Cô đưa cho anh ta chiếc đèn chiếu sáng từng thuộc về cha mình Anakin.

Nhóm Star Wars trở lại Skellig Michael để quay Star Wars: The Last Jedi (khởi chiếu ngày 15/12/2017).

Hòn đảo Skellig Michael là nơi sinh sống của thánh St. Fionán ở tu viện Kitô hữu từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ 13. Sự tách biệt của hòn đảo khiến nó trở nên hoàn hảo để các nhà tu hành thể hiện lòng sùng kính. Các nhà tu hành làm sạch nước trong các bể chứa và trồng rau trong vườn. Họ lên xuống bậc thang để bắt cá vào buổi sáng.

Đây không phải là một nơi dễ tiếp cận bên ngoài, nhưng thời tiết khắc nghiệt và những thay đổi trong cấu trúc của nhà thờ Ailen khiến các nhà sư ở Skellig Michael phải chuyển đến Ballinskelligs Abbey trên bán đảo Iveragh ở Kerry.

Khi các nhà tu hành rời Skellig Michael, họ đã trả lại hòn đảo trở về nguyên bản của nó như ban đầu. Nhiều loài chim tới sống ở đây như chim bắc cực, chim én đen, chim cút, hải âu…

Khách du lịch đến hòn đảo ngày nay có thể ngạc nhiên trước 6 kiến trúc hình vòm khổng lồ. Chúng rộng 34m cùng với hai phòng cầu nguyện, phòng thí nghiệm, thánh giá bằng đá và nhà thờ được xây dựng trong thời trung cổ cùng với một tu viện.

Skellig Michael không cho phép du khách có những hành động phá hoại các kiến trúc trên đảo. Bất cứ ai cân nhắc một chuyến đi đến Skellig Michael nên học cách bảo vệ các hệ sinh thái của các loài chim biển ở đây cũng như kiến trúc của tu viện.

Năm 1996, UNESCO đưa Skellig Michael vào Danh sách Di sản Thế giới. Du khách có thể đến đây tham quan từ tháng 5 đến tháng 9 vào lúc thời tiết thuận lợi.

Tham quan tu viện, du khách phải leo lên 618 bậc thang không đồng đều với độ cao trên 180m. Bạn cũng không nên đi vào các sườn dốc dốc hoặc những con đường bị ướt.

Mọi người có thể tới Skellig Michael bằng tàu. Tàu khởi hành từ Knightstown, Portmagee, Ballinskelligs và Caherdaniel.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết TheCulturetrip

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc