1. Bắt đầu từ từ
Cắt giảm lượng caffein dần dần và bắt đầu bằng việc giảm lượng cà phê mà bạn tiêu thụ (chứ không phải giảm số lượng tách cà phê). Ví dụ, bạn có thể giảm 1/3 lượng cà phê mỗi buổi sáng và uống những tách cà phê nhạt hơn trong vài ngày trước khi giảm nó xuống còn một nửa so với lượng bạn thường uống. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng “vật vã” vì thiếu caffein.
2. Hiểu rõ lượng caffein bạn uống
Theo dõi lượng thức uống của mình và biết được khi nào bạn cảm thấy cần phải uống. Caffein có thể được ngụy trang trong một số đồ uống hoặc nước giải khát và điều đó sẽ chỉ làm tăng lượng caffein hấp thu trong ngày mà bạn không hề hay biết.
3. Chuyển sang loại khử caffein và thử các lựa chọn khác
Nếu bạn là một tín đồ cà phê, hãy chuyển một hoặc hai tách trong ngày bằng loại cà phê khử caffeine và dần dần bạn sẽ có thể hoán đổi hoàn toàn. Bạn thậm chí có thể thử các loại thảo mộc không chứa caffeine với hương vị hoa quả hoặc trái cây. Ngoài ra, trà xanh hoặc trà đen cũng có thể là gợi ý nhẹ nhàng hơn dành cho bạn.
4. Chọn dùng cà phê espresso
Một gợi ý nữa đối với những người yêu thích cà phê là espresso. Đó là một lựa chọn tốt hơn vì nó có chứa ít caffein hơn một tách cà phê cappuccino thông thường. Tương tự như vậy, hãy thay ly mocha frappe của bạn bằng một tách chocolate nóng. Ngoài ra, bạn nên chú ý đổi cốc cà phê to “quá khổ” hoặc ly cà phê cao “quá mức” của mình bằng một tách nhỏ hơn để giảm lượng caffein bạn nạp vào cơ thể.
5. Giảm thời gian pha trà
Một mẹo nhỏ để cắt giảm lượng caffeine trong tách trà của bạn: pha trà trong một khoảng thời gian ngắn hơn có thể giúp giảm lượng caffein trong đó.
6. Uống nhiều nước
Hãy nhấm nháp nhiều nước để vượt qua sự “thèm khát” cà phê hoặc trà. Ngoài ra, trong khi pha cà phê hoặc trà, bạn hãy tăng lượng nước để pha loãng hơn một chút.