Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Ăn ngon - chơi đã

Sân bay Bali mở cửa trở lại, 24 người Việt có thể rời khỏi thành phố này

Bất chấp nguy cơ Agung phun trào, sân bay này đã được phép hoạt động trở lại. Như vậy, gần 120.000 hành khách đang mắc kẹt, trong đó có khoảng 24 người Việt Nam sẽ rời khỏi khu vực nguy hiểm.

Chiều nay, tro bụi phun trào từ núi lửa Agung đã bị một cơn lốc xoáy kéo đi khắp đảo. Trong khi trước đó, quan chức Indonesia vừa mới hạ thấp cảnh báo thảm họa tự nhiên xuống một bậc, chỉ còn ở mức cao thứ hai thay vì cao nhất như cách đây 2 ngày.

Hoạt động của núi lửa Agung vẫn đang diễn biến phức tạp nên đến sáng nay, Bộ Giao thông vận tải Indonesia tiếp tục đóng cửa sân bay quốc tế Ngurah Rai. Tuy nhiên, vào lúc 17 giờ chiều giờ địa phương, bất chấp nguy cơ Agung phun trào, sân bay này đã được phép hoạt động trở lại. Như vậy, gần 120.000 hành khách đang mắc kẹt, trong đó có khoảng 24 người Việt Nam, sẽ sớm rời khỏi vùng nguy hiểm.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, tính đến chiều hôm qua 28/11, còn 24 người Việt ở lại Bali chờ sân bay mở cửa. Trong khi trước đó đã có khoảng gần 30 du khách khác đã liên hệ với Đại sứ quán nhờ hỗ trợ, để thoát khỏi Bali về Jakarta an toàn bằng đường bộ.

Lần gần nhất núi lửa Agung phun trào là năm 1963, đã giết chết khoảng 1100 người và sau đợt phun trào đó thì nó vẫn âm ỉ hoạt động trong suốt 11 tháng sau đó.

Hiện tại, ngoài việc đối mặt với tro bụi và khí độc, chính quyền địa phương còn đang đau đầu với một rủi ro mới đó là những dòng bùn chảy chứa chất độc hại đang tràn ra khắp nơi. Từ sau khi những cột khói đầu tiên phun ra từ núi lửa Agung, tro bụi, mảnh vụn và chất độc từ núi lửa đã tràn xuống một dòng sông gần đó và biến nó thành dòng sông bùn chết chóc.

Những dòng chảy này giống như xi-măng lỏng, có tốc độ di chuyển 50 mét/giờ và có thể chảy xa hàng chục ki-lô-mét từ nơi bắt đầu. Chúng chở những chất độc hại và cuốn theo bất cứ thứ gì trên đường chúng qua. Có rất nhiều nhà cửa và cầu đường đã bị phá hủy và hư hại nặng. Chính quyền cũng cảnh báo người dân phải tuyệt đối tránh xa các dòng chảy này.

Khoảng 40.000 người dân địa phương trong vùng nguy hiểm đã đi sơ tán, và 100.000 người khác cũng sẽ sớm bị buộc rời đi.

Tất cả những biểu hiện này chỉ mới là dấu hiệu cảnh báo cho việc núi lửa Agung có thể sẽ thực sự phun trào. Từ cuối tháng 9, Agung đã có những chuyển động bất thường và các chuyên gia đã dự đoán khả năng nó thức giấc trở lại sau 54 năm ngủ yên. Nếu điều này diễn ra, sẽ chỉ mất vài phút ngắn ngủi để dung nham, đất đá và khí độc từ núi lửa sẽ tràn xuống các khu vực lân cận trong bán kính 8-10 km. Indonesia là quốc gia nằm ngay trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực nhạy cảm thường xuyên xảy ra động đất và thảm họa núi lửa.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thủy Trúc

Được quan tâm

Tin mới nhất