1. Nứt môi
Những vết rạn nứt gây ra khó chịu ở môi là một dấu hiệu chắc chắn rằng bạn đang trong tình trạng thiếu hụt vitamin B và đặc biệt là vitamin B6.
Nguồn thực phẩm bổ sung: cà rốt, thịt gà, trứng, cá, thịt, đậu Hà Lan, cải bó xôi, hạt hướng dương, quả óc chó, bơ, chuối, đậu, bông cải xanh, gạo lức, ngũ cốc, bắp cải, bắp và khoai tây.
2. Nghiến răng vào ban ngày
Khi quá căng thẳng chúng ta thường có thói quen nghiến răng. Một phần là việc làm căng các cơ xung quanh vùng hàm sẽ làm tăng sự tỉnh táo của não, nhưng phần khác, hành động nghiến răng cũng liên quan đến việc thiếu hụt vitamin B5 - một loại vitamin giúp tăng hiệu suất làm việc của não bộ.
Nguồn thực phẩm bổ sung: thịt bò, trứng, rau tươi, thận, đậu, gan, nấm, các loại hạt, cá biển, bột lúa mạch.
3. Những vạch trắng hoặc hạt gạo trên móng tay
Chúng thường xuất hiện khi bạn bị stress hoặc cơ thể thiếu kẽm.
Nguồn thực phẩm bổ sung: cá, thịt, hạt hướng dương, hạt bí đỏ, hạt thông, các loại ngũ cốc, các loại hải sản, bột lúa mạch, pho mát.
4. Hệ tiêu hóa gặp vấn đề: Táo bón hoặc tiêu chảy
Magie là khoáng chất cần thiết có khoảng 70% trong xương và 30% còn lại trong mô mềm và dịch cơ thể. Khi lượng magie xuống thấp, cơ thể thường có những biểu hiện như lo lắng, kích thích, mất ngủ, trầm cảm và đau cơ. Và những biểu hiện này lại liên quan dây chuyền đến hoạt động của hệ tiêu hóa, khiến chúng rối loạn.
Nguồn thực phẩm bổ sung: gạo kiều mạch, các loại hạt, đậu nành, rau có màu xanh đậm, cà rốt, đậu Hà Lan, khoai lang, hạt hướng dương, hạt vừng, bơ, súp lơ, cá, thịt.
5. Chảy máu ở nướu răng
Vitamin C là chất chống oxy hoá và có vai trò trong 300 chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Nếu nướu răng của bạn dễ chảy máu khi đánh răng, có lẽ bạn đang thiếu hụt vitamin C. Các dấu hiệu khác bao gồm dễ nhiễm trùng, cảm lạnh và khó hồi phục sau bệnh. Lượng vitamin C trong cơ thể cũng bị giảm bởi hút thuốc, rượu bia, thuốc giảm đau, thuốc ngừa thai và với thuốc chống trầm cảm.
Các nguồn thực phẩm bổ sung: quả mọng, quả cam quýt, rau xanh, măng tây, bơ, bông cải xanh, bắp cải, dưa lưới, cải xoăn, xoài, hành, đu đủ, đậu xanh, dứa, củ cải, cải bó xôi, dâu tây, cà chua và cải xoong.
6. Mụn trứng cá ở bắp tay và cánh tay
Khi thiếu hụt vitamin E và các loại dầu omega trong cơ thể, bạn sẽ có biểu hiện mụn trứng cá nổi lên ở cánh tay và chân. Ngoài ra vitamin E cũng có thể giúp cải thiện lưu thông máu, giảm sẹo, điều hòa huyết áp và tăng sản xuất tinh trùng.
Nguồn thực phẩm bổ sung: dầu thực vật, rau xanh, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức, trứng, tảo bẹ, sữa, bột yến mạch, thịt, cơm, đậu nành, khoai lang và cải xoong.
7. Đau họng
Vitamin A là khoáng chất cần thiết cho đôi mắt. Nhưng ngoài ra, vitamin A còn có khả năng chống nhiễm trùng ngoài da, nhiễm trùng các màng nhầy đường hô hấp, đường tiêu hóa và đường tiểu. Khi bạn bị cảm đồng thời khó chịu ở ngực và cổ họng có nghĩa là bạn đã thiếu hụt vitamin A.
Nguồn thực phẩm bổ sung: gan động vật, dầu cá, trái cây, các loại rau có màu xanh, đỏ, cam và vàng, mơ, măng tây, bông cải xanh, dưa lưới, cà rốt, đu đủ, đào, bí đỏ, ớt đỏ, cải bó xôi, cải xoong và bí ngô.