Giống như món mì Quảng chính gốc, cũng sóng sánh nước vàng sệt, cũng mì vàng, cũng đậu phộng rang và bánh đa nướng, nhưng vì ở núi rừng, nên mì Quảng Đà Lạt thường chỉ duy nhất nấu với sườn heo, giò heo và ba rọi, không tôm, không mực như ở Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng.
Mì Quảng Đà Lạt có nước lèo đậm đà. Sợi mì có màu vàng đúng điệu mì Quảng và thịt heo ba rọi, sườn heo và các loại giò heo ngon nhất, chọn lọc kỹ lưỡng được tẩm ướp rất thấm tạo nên vị đặc trưng. Ăn kèm cùng đậu phộng rang, miếng bánh đa và rau cải cô rôn thái nhỏ tạo nên nét thu hút và không bị quá ngấy.
Để có một tô mì với nước dùng đậm đà, sợi mì mềm dai, nhân vừa miệng, rau sống tươi giòn là cả một quá trình với nhiều công đoạn. Sự tận tâm và công sức của người nấu đặt trong từng tô mì bạn thưởng thức. Trong tô mì Quảng có thịt heo được tẩm ướp đậm đà và vừa ăn.
Mì được ăn cùng với rau sống cô rôn xanh giòn thái mỏng và bánh đa nướng để món ăn đa dạng và bắt miệng hơn. Khi ăn mì Quảng, thực khách có thể cho thêm chanh, ớt xay theo khẩu vị cá nhân.
Nước dùng của tô mì Quảng tại Đà Lạt khá ấn tượng. Đặc biệt nổi bật là vị ngọt thanh của xương heo ninh lâu thấm đều trong từng sợi mì. Để có nồi nước dùng chất lượng như vậy, các quán tại Đà Lạt đã phải ninh xương rất lâu, thêm chút gia vị bí truyền để tạo ra một nồi nước dùng ngon chuẩn vị.
Có lẽ, thứ khiến mì Quảng Đà Lạt đặc biệt nhất là rau ăn cùng. Không phải là cải mầm thêm ít giá, mà là rau cải cô rôn thái mỏng hoặc xà lách thái sợi mỏng, thêm rau mùi (vài nơi còn bào sợi bắp sú để món rau thêm giòn)… khiến món ăn tưởng béo ngậy này thành ra ngon lạ.