Đừng lầm tưởng rằng Cheesecake là món tráng miệng của Châu Âu
Nguồn gốc sơ khai của Cheesecake là một món tráng miệng nổi tiếng của Hy Lạp cổ. Điều thú vị là người đầu tiên có công sáng tạo ra Cheesecake không phải một đầu bếp hay thợ làm bánh nổi tiếng nào, mà là… nhà vật lí có tên Aegimus. Cuốn sách De Agri Cultura của Marcus Porcius Cato của ông đã xuất hiện công thức của hai món bánh dành cho những tu sĩ: Libum và Placenta. Tuy nhiên, trong số hai loại bánh thì Placenta là chiếc bánh giống với Cheesecake hiện nay nhất, với một lớp vụn được chuẩn bị trước và nướng. Dù vậy, so với phiên bản Cheesecake hiện nay thì món bánh này đã được cải tiến rất nhiều so với nguyên bản về độ đặc và hương vị.
Có gì bên trong một chiếc bánh Cheesecake
Cheesecake được xem là một món tráng miệng được ưa chuộng khắp thế giới. Thành phần chính của bánh sẽ là lớp nhân làm từ phô mai mềm và tươi, tuy nhiên không phải lúc nào cũng bắt buộc là creamcheese.
Tuỳ khẩu vị của mỗi vùng miền mà tạo ra những phiên bản Cheesecake với phần nhân khác nhau. Nếu như hầu hết Cheesecake ở Mỹ và Canada sử dụng creamcheese, thì ở Ý họ lại ưa chuộng ricotta và đến Đức, Hà Lan, Ba Lan thì lại phổ biến quark (một loại phô mai gần giống pho mát trắng). Nhìn chung, dù làm bằng loại kem phô mai nào đi chăng nữa thì hương vị đặc mịn, béo mượt của cheesecake luôn là chuẩn mực chung để “hạ gục” trái tim của các thực khách hảo ngọt.
Về phần đế bánh, có ba loại đế cơ bản là bằng bánh quy cứng, bánh gato hoặc bông lan. Cheesecake ngày nay có thể chia thành hai loại cơ bản: nướng và không nướng. Bơ hoặc đường sẽ được dùng để tạo độ ngọt cho đế bánh, như vậy cũng sẽ tạo ra hương thơm cho món tráng miệng này.
Để mỗi món Cheesecake thêm hấp dẫn và có mùi vị đặc trưng riêng, người thợ sẽ trang trí lên trên mặt của bánh. Trái cây, các loại hạt, nước sốt hoa quả hay chocolate sẽ là những nguyên liệu phổ biến giúp những phần Cheesecake bắt mắt hơn. Hiện nay, mùi vị được yêu thích nhất của cheesecake là chanh dây, dâu và toffee (kẹo bơ cứng).
Món tráng miệng có mang nhiều “chủng tộc” nhất
Có thể nói, khắp thế giới không có món bánh ngọt nào có nhiều biến thể như Cheesecake. Cheesecake đã “du ngoạn” qua hầu hết các quốc gia trên thế giới, và ở mỗi điểm dừng chân, chúng lại biến hoá để thích ứng với khẩu vị của mỗi vùng miền. Hãy cùng khám phá hành trình của cheesecake qua các nước.
Cập bến vùng Bắc Mỹ
Cheesecake được làm từ creamcheese, trứng và lòng đỏ để có được độ đặc, mượt và ngậy. Ở đa số nhà hàng, bánh thường được nướng trong một loại khuôn springform đặc biệt cao khoảng từ 13-15 cm (5,1-5,9 inch). Nhiều cách làm sử dụng pho mát trắng và chanh để tạo ra sự khác biệt trong kết cấu và hương vị, một số khác thêm chocolate hoặc nước sốt dâu vào công thức nguyên bản của bánh.
Cheesecake kiểu New York phần lớn dựa vào heavy cream (kem đặc) hoặc sour cream (kem chua). Một chiếc cheesecake kiểu New York điển hình thường có vị ngậy, mượt và đặc từ kem. Sour cream làm cho chiếc bánh có thêm sự dẻo dai. Đây chính là phương pháp mà hầu hết các loại cheesecake lạnh thường sử dụng.
Cheesecake kiểu Philadelphia có kết cấu nhẹ hơn và vị ngậy hơn so với New York.
Cheesecake Kludys có vị ngọt vừa phải và khá nổi tiếng trong số các món ăn ngon của Pittsburgh. Nó thường được ăn với trái cây hoặc những món tương tự để tăng thêm độ ngọt.
Cheesecake kiểu Chicago có vỏ ngoài rất chắc và một lớp nhân mềm, ngậy bên trong. Món cheesecake rất nổi tiếng ở tiểu bang này của Mỹ.
Có mặt tại Châu Âu mơ mộng
Ở Anh và Ireland, cheesecake thường được làm bằng một lớp đế bánh quy vụn ngấm bơ và phủ lên trên một lớp mứt quả. Những vị phổ biến nhất là cherry đen, blackcurrant, dâu, chanh leo, mâm xôi và mứt chanh. Nhân bánh thông thường là một hỗn hợp của creamcheese, đường và kem tươi. Bánh không cần nướng mà được làm lạnh. Để cho nhân bánh được đứng vững, đôi khi người ta còn trộn gelatin (thạch dẻo) vào phần phô mai hoặc kem tươi.
Cheesecake kiểu Thụy Điển rất khác biệt so với các loại khác. Chiếc bánh không có nhiều lớp , thường sử dụng men để ủ cho sữa rồi để các casein (protein có trong sữa) đông lại. Sau đó, bánh được nướng trong lò và ăn nóng.
Cheesecake kiểu Đức, còn gọi là Käsekuchen, thì lại dùng phô mai quark làm từ sữa lên men. Bánh còn được thêm vào một chút kem tươi và loại này không cần nướng. Quark cũng chính là nguyên liệu cho hai chiếc bánh cheesecake nổi tiếng của Đức và Áo.
Giống như kiểu New York, Cheesecake Bungari có một lớp nhân làm từ creamcheese và một lớp phủ bằng smetana (một loại kem béo gần giống cream frâche nhưng chua hơn, làm từ heavy cream lên men). Nhiều lúc, lạc được cho thêm vào hỗn hợp đế vụn bánh.
Cheesecake kiểu Roma cổ đại sử dụng mật ong và phô mai Ricotta hoặc Marscapone, cùng với bột , đường, tinh dầu vanilla và thình thoảng cho một chút lúa mạch để làm nhân bánh. Một vài công thức cho thêm lá nguyệt quế, có lẽ dùng để bảo quản chiếc bánh tốt hơn. Loại cheesecake này thường khô hơn kiểu Mỹ. Đôi khi, chiếc bánh được thêm vào một ít trái cây ướp đường.
Ở Pháp, Cheesecake là loại bánh rất nhẹ, sử dụng gelatine như một nguyên liệu liên kết và thường chỉ cao khoảng 3-5 cm (1-2 inch). Chiếc bánh có cấu trúc và mùi vị đó là do pho mát Neufchâtel.
Cheesecake kiểu Hà Lan hay Bỉ thường có vị trái cây hoặc chocolate bittersweet. Chiếc bánh thường được làm bằng quark và không nướng. Cheesecake Bỉ còn bao gồm một lớp vụn speculaus - một loại bánh quy truyền thống của Bỉ và Hà Lan.
Nam Mỹ
Ở Brazil, Cheesecake thường có một lớp mứt ổi (goiabada) ở bên trên phần nhân phô mai. Trong khi ở Argentina, Cheesecake thường được ăn với dâu hoặc các loại mứt berry khác trên mặt bánh. Cheesecake Colombia sử dụng một hỗn hợp gồm mật ong hoặc panela với cuajada (curd) trộn với bột mỳ hoặc bột ngô. Đôi khi chúng được ăn với dâu, blackberry hoặc mứt và đặc biệt là với … sung luộc.
Châu Á
Cheesecake có xuất hiện thêm nhiều vị như matcha (trà xanh Nhật bản), vải và xoài. Phiên bản châu Á lại có vị nhạt, ít ngọt hơn các nước khác, bánh khá nhẹ và xốp trong kết cấu. Cheesecake kiểu Nhật Bản thi dựa trên việc chế biến sữa từ bột ngô và trứng trộn vào để tạo ra một lớp mượt, mịn như bánh flan.
Úc
Chesecake kiểu Úc thường không nướng. Những vị phổ biến bao gồm chanh leo, chocolate, mâm xôi, chanh, caramel và vanilla.
Suy cho cùng, dù có “chu du” khắp nơi, kết hợp cùng nhiều hương vị khác lạ để “thích nghi” với bản địa thì Cheescake vẫn giữ được bản chất cơ bản của chúng. Đó chính là sự mềm mại, béo nguậy của lớp nhân phô mai, được bao trọn bởi phần vỏ xốp giòn. Món bánh này đã giúp cho phần tráng miệng của thực khách trở nên hoàn hảo hơn.
Nguồn ảnh: internet