Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Ăn ngon - chơi đã

Đến Canada, không phải để cưỡi ngựa xem hoa mà học điều tử tế

Theo chân Eric Weiner, một nhà du lịch nổi tiếng thế giới đến từ New York (Mỹ) trong bài viết này để nhìn ngắm đất nước Canada dưới một góc độ khác, không phải bởi vẻ ngoài hào nhoáng, thiên nhiên tươi đẹp mà ở sự văn minh và những giá trị nhân văn trong lối sống của người dân nơi đây.

Mỗi tháng 8, gia đình tôi lại khởi hành về phương Bắc. Đối với chúng tôi, Canada không phải là điểm đến tuyệt vời nhất nhưng có lẽ lại là điểm đến được yêu thích nhất. Đất nước này quyến rũ chúng tôi bằng cảnh đẹp thiên nhiên, khí hậu mát mẻ đến mê người và hơn hết là sự thân thiện và lòng tử tế.

Ngay từ biên giới, chúng tôi đã gặp được những người tử tế. Những người lính gác biên giới Canada luôn lịch thiệp, nhã nhặn và chẳng bao giờ làm khó dễ về số rượu chúng tôi mang theo. Lần đó, hộ chiếu của con gái tôi hết hạn mà họ vẫn giải quyết cho chúng tôi nhập cảnh. Đây quả là một đất nước của những con người tốt bụng. Trong suốt hành trình sau đó, chúng tôi còn gặp gỡ nhiều người dễ thương khác từ anh bồi bàn, cô tiếp tân khách sạn cho đến những người xa lạ.

Cảnh vệ hoàng gia thân thiện chụp ảnh cùng du khách trong "Ngày Canada". Royal Canadian Mounted Police celebrating Canada Day. (Credit: George Rose/Getty)

Cảnh vệ hoàng gia thân thiện chụp ảnh cùng du khách trong “Ngày Canada”. Ảnh: George Rose/Getty

Sự tử tế của người Canada có thể nói là “dư thừa”, cũng giống như sự giàu có về dầu mỏ của các quốc gia Ả Rập. Những quốc gia khác như Pháp, Nga và Anh (3 nước được liệt vào top những quốc gia thiếu thân thiện nhất theo cảm nhận của du khách) có lẽ cũng nên “nhập khẩu” một ít sự tử tế từ Canada.

Người Canada thường mang đến sự dễ chịu cho người khác bằng những câu nói lịch sự như “Anh/chị có thể…” hoặc “Cũng không tệ lắm nhỉ!”. Đặc biệt, câu “Xin lỗi!” là câu cửa miệng của họ, người Canada sẵn sàng xin lỗi bất cứ ai về bất kỳ việc gì. “Tôi đã từng xin lỗi một cái cây vì lỡ va phải nó”, Michael Valpy - một nhà báo, nhà văn thú nhận. D0ồng thời ông cũng cho biết hầu hết những người dân ở đây cũng từng làm điều tương tự như vậy.

“Giao thông ở Toronto và Montreal rất kinh khủng nhưng anh sẽ không bao giờ nghe được một tiếng còi nào thậm chí vào giờ cao điểm”, Jeffrey Dvorkin - một giáo sư khoa báo chí của Đại học Toronto chia sẻ. Việc bấm còi được xem là cách thể hiện sự giận dữ không cần thiết. Bên cạnh đó, tỷ lệ giết người ở Canada cũng rất thấp, đơn giản vì họ nghĩ rằng “Thật thô lỗ khi giết chết một ai đó!”

Đường phố không tiếng còi tại Vancouver. Ảnh: Bruce Bennett/Getty

Đường phố không tiếng còi tại Vancouver. Ảnh: Bruce Bennett/Getty

Những hành động đẹp, điều tử tế ngày ngày tràn ngập trên các mặt báo ở Canada. Ví dụ điển hình như tờ National Post từng đề cập đến trường hợp của Derek Murray, một sinh viên luật ở Edmonton đã để quên đèn pha xe ô tô của mình cả ngày. Khi anh ta quay lại thì nhìn thấy một dòng ghi chú được kẹp ở kính chắn gió: “Hình như anh quên tắt đèn xe. Chắc pin xe của anh sẽ không đủ để khởi động máy đâu. Tôi có để một sợi dây màu xanh trên hàng rào được nối với bộ sạc điện ở phía trong nhà”. Người lạ mặt tốt bụng cũng không quên “Chúc anh may mắn”.

Giải thích về sự tử tế của người Canada, Taras Grescoe - một cây bút của tờ Montrealcho biết: “Chúng tôi chỉ là một nhóm người nhỏ bé sinh sống trên đất nước có diện tích lớn thứ hai thế giới. Vì thế, chúng tôi luôn nhận thức được rằng muốn sinh tồn phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Chẳng phải sống tử tế với nhau thì tốt hơn là đi gây hấn, đánh nhau sao?”

Canadian athletes at the Sochi Winter Olympics. (Credit: Jonathan Nackstrand/AFP/Getty)

Đoàn vận động viên Canada tại Thế vận hội mùa đông Sochi. Ảnh: Jonathan Nackstrand/AFP/Getty

Cuốc sống vốn dĩ đã quá khắc nghiệt và bộn bề những lo toan. Tại sao chúng ta không dùng chính sự tử tế để “xoa dịu” lẫn nhau. Sự văn minh, lịch thiệp cũng giúp cho xã hội ngày càng văn minh hơn và giảm thiểu tối đa những xung đột không đáng có. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều nếu mỗi người chúng ta học hỏi từ “xứ sở của sự tử tế” - Canada.

May mắn thay, sự tử tế của người Canada cũng có tính lan truyền. Sau mỗi chuyến đi Canada hàng năm, tôi tự thấy bản thân mình sống chậm lại, biết nói “làm ơn” và “cám ơn” nhiều hơn. Đôi khi, những người khác sẽ nghĩ tôi lịch sự quá mức cần thiết nhưng nếu có như thế thật thì điều duy nhất mà tôi có thể nói theo phong cách Canada là “Xin lỗi nha!”.

Tác giả Eric Weiner.

Tác giả Eric Weiner là một nhà văn, một blogger du lịch nhiều kinh nghiệm. Câu chuyện tử tế của ông về đất nước Canada có lẽ sẽ thôi thúc nhiều người lên đường tìm đến “xứ sở lá phong đỏ”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất