Đến được 2 quốc gia trong cùng một chuyến đi đã là "kỳ tích" đối với những phượt thủ không có nhiều thời gian. Vậy còn đặt chân trên 2 đất nước tại cùng một thời điểm thì sao nhỉ?
Như một cách lên tiếng phản đối chính sách đóng cửa biên giới của các quốc gia châu Âu, nhiếp ảnh gia Hà Lan - Valerio Vincenzo đã quyết định thực hiện dự án “Đường biên giới - Những giới hạn của hòa bình”.
Thong dong đi lại trên con đường đá nằm giữa Latvia và Estonia là điều hoàn toàn hợp pháp.
Đường biên giới giữa Đức và Ba Lan là một con đường làm bằng gỗ nối thẳng ra biển trong xanh.
Chỉ cần một chiếc que cắm trên bãi biển là đã phân cách được Cộng hoà Lithuania và Latvia.
Người dân hai nước Ba Lan và Lithuania có thể dễ dàng sử dụng chung một hồ nước đồng thời cũng là đường biên giới tự nhiên.
Từ ngã ba này, công dân Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển có thể sang thăm nhau bất cứ lúc nào.
Từ khi Hiệp ước Schengen có hiệu lực vào năm 1985, những đường biên giới chia cắt các quốc gia châu Âu cũng dần bị xóa bỏ.Thế nhưng giờ đây, khi làn sóng dân tị nạn đang “đe dọa” châu Âu, lịch sử đóng cửa biên giới giữa các nước trong châu lục này nhiều khả năng sẽ tái diễn.
Chú gà vội vã trở về Bỉ sau một ngày dài kiếm ăn bên Hà Lan. Đường biên giới giữa hai quốc gia này đơn thuần chỉ là các dấu nhân được vẽ bằng sơn trắng.
Khu vực có đường biên giới giữa Slovakia và Ba Lan như thuộc về một “xứ sở thần tiên” với khung cảnh mờ ảo trong làn sương trắng.
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đơn giản hóa tối đa đường biên giới nhờ vào một lối đi lại trên cánh đồng.
Liệu bạn có ý định đến ngay vị trí giao nhau giữa Hà Lan, Đức và Bỉ sau khi xem xong tấm ảnh này?
Khung cảnh thanh bình tại khu vực có đường biên giữa Đức và Ba Lan.
Pháp và người láng giềng Đức từng có nhiều xung đột trong quá khứ nhưng ngày nay, họ chung sống hòa bình và gìn giữ một đường biên giới ngập tràn màu xanh.
Ý và Thụy Sĩ chia cắt nhau bởi một hàng rào không thể thô sơ hơn được nữa.
Biên giới Đức và Áo luôn thu hút luợng lớn khách tham quan và leo núi. Nơi đây từng được lựa chọn làm bối cảnh cho nhiều bộ phim, trong đó có “Giai điệu hạnh phúc”.
Tại Romani, người câu cá hoàn toàn có thể “ghé” cần câu qua “nhà hàng xóm” Bulgari.
Nằm trên đồi nước Pháp và tựa đầu qua phía nước Ý là lựa chọn thú vị của nhiều bạn trẻ thích du lịch xuyên quốc gia nhưng còn… ngại ví tiền eo hẹp.
Loạt ảnh trên có lẽ đã vô tình gợi ý cho các phượt thủ một kiểu “xê dịch” mới, cần phải thực hiện “ngay và luôn” trước khi quá muộn: Hãy check in tại những đường biên giới để biết cảm giác đặt chân trên 2 đất nước tại cùng một thời điểm sẽ thú vị ra sao!