Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Ăn ngon - chơi đã

Chuyên gia dinh dưỡng: Ăn thêm 8 loại thực phẩm màu đen hàng ngày còn tốt hơn nhân sâm

Theo Trí Thức Trẻ Theo dõi Saostar trên google news

Thực phẩm màu đen không chỉ được xem là "thức ăn của thận" mà còn rất tốt cho hệ tiêu hoá cũng như các cơ quan cơ thể khác. Chuyên gia cho rằng ăn chúng còn tốt hơn nhân sâm.

Mọi người thường nghe câu nói quen thuộc “Ăn thực phẩm màu đen dinh dưỡng rất cao, ăn nhiều sẽ có ích cho cơ thể”. Còn theo quan niệm của Đông y, thực phẩm màu đen có tác dụng tốt nhất cho thận. Từ cổ chí kim, mọi người đều đánh giá cao tác dụng của thực phẩm màu đen và thường xuyên ăn chúng.

Sau đây là 8 thực phẩm màu đen phổ biến nhất gồm gạo đen, đậu đen, vừng đen, kỷ tử đen, lý chua đen, mộc nhĩ, táo tàu đen, lạc đen. Chúng đều có các chất anthocyanidins là nguồn gốc chống oxy hóa, hạ huyết áp, giảm nguy cơ gây ra bệnh tim mạch.

Trên thực tế, ngoài chất anthocyanins, mỗi loại thực phẩm trên đều chứa từng đặc điểm dinh dưỡng riêng mà chúng ta có thể đã từng nghe qua nhưng chưa biết hết.

Bài viết này của hai chuyên gia dinh dưỡng, Tả Tiểu Hà, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện số 309, BV Giải Phóng quân TQ và chuyên gia dinh dưỡng Tống Tân, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Triều Dương Bắc Kinh, Đại học Y khoa Thủ đô, Trung Quốc sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của những thực phẩm màu đen hàng đầu.

Tại sao nói ăn thực phẩm màu đen này thường xuyên, đều đặn còn tốt hơn nhân sâm? Đây chính là câu trả lời.

1. Gạo đen: Hỗ trợ tiêu hoá

Gạo đen có hàm lượng thành phần chất xơ rất cao, có lợi cho chức năng tiêu hóa, đường ruột và giúp cho việc tiêu hóa trở nên thuận lợi. Hàm lượng vitamin B1, vitamin B2, niacin, kali, magiê, kẽm và selen cũng cao hơn so với gạo thông thường.

Bình thường khi nấu cơm, bạn có thể sử dụng ít gạo đen nấu cơm hoặc nấu cháo đều tốt. cũng có thể chế biết các món ăn khác từ gạo đen như cơm nắm hay các loại bánh, chè. Mỗi tuần ăn đều khoảng 2 lần có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não.

2. Đậu đen: Chứa lượng protein chất lượng cao và phong phú

Đậu đen có loại bỏ đen nhưng trong ruột màu xanh hoặc vàng, gọi là đậu đen xanh lòng hoặc đậu đen thường.

Loại đậu này được đánh giá là rất giàu protein chất lượng cao, có thể làm các món ăn như sữa, đậu phụ và các sản phẩm đậu nành khác.

Kiến nghị người lớn nên ăn mỗi ngày một ít đậu đen, có thể ăn riêng hoặc kết hợp với các loại ngũ cốc khác đều rất hiệu quả và thơm ngon bổ dưỡng.

Nghiên cứu còn khẳng định rằng, đậu đen chính là thực phẩm bổ máu tự nhiên tốt nhất.

3 Hạt vừng đen: Thực phẩm bổ sung canxi cao nhất

Vừng (mè) đen là thực phẩm giàu vitamin E, sắt và kẽm. Trong đó hàm lượng sắt gấp 2 lần so với hạt mè trắng, hàm lượng canxi cao hơn gấp 8 lần so với sữa.

Ăn vừng đen nguyên hạt là cách khiến hệ tiêu hoá không dễ hấp thu chất dinh dưỡng, nên chuyên gia khuyên bạn nên ăn vừng đen bằng cách làm thành nước loãng hoặc nghiền giã thành bột. Do hàm lượng chất béo trong vừng đen cao gần 60%, lượng calo cao nên nếu bạn ăn trộn vừng với các món chứa chất béo thì nên giảm lượng dầu mỡ ăn kèm.

Khi cho vừng vào salad hoặc các món nguội thì không trộn thêm quá nhiều dầu.

4. Kỷ tử vỏ đen: Chứa hàm lượng anthocyanidins cao

Kỷ tử màu đen là loại quả nổi tiếng tại Trung Quốc, là vị thuốc quan trọng trong các thang thuốc Đông y để chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh. Trong kỷ tử đen có chứa chất anthocyanidins cao nhất trong tất cả các loại thực vật.

Đồng thời, chất vitamin C, hàm lượng kẽm cao gấp đôi so với kỷ tử có vỏ màu đỏ, trong kỳ chất này ở cà rốt còn thấp hơn so với kỷ tử đỏ.

5. Lạc (đậu phộng) vỏ đen: Chứa rất nhiều khoáng chất

Cũng giống đậu đen, lạc đen là loại lạc có vỏ lụa màu đen, khác màu sắc so với loại lạc đỏ hoặc đỏ nhạt thông thường chúng ta hay sử dụng. Dù là vỏ lụa màu đen, nhưng bên trong ruột lạc vẫn là màu trắng sữa. có da đen và hạt trắng.

Loại lạc này thường có hình thức nhọn ở 2 đầu, hạt lạc dài, mảnh dẻ, có chứa hàm lượng kẽm và selen cao hơn lạc thông thường lên tới khoảng từ 48% - 101%.

Thông thường, cách ăn lạc đen tốt nhất là ăn sống cả vỏ lụa, ăn nguyên cả hạt lạc khi còn tươi.

6. Mộc nhĩ đen: Cải thiện chức năng miễn dịch

Theo Đông y, trong mộc nhĩ đen chứa một thành phần gọi là đường đa, có tác dụng giúp duy trì khả năng miễn dịch trong cơ thể; đồng thời rất giàu hàm lượng sắt, là một trong những thực phẩm giàu vitamin C.

Nếu thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin, ăn trái cây tươi và rau quả có thể thúc đẩy dạ dày và đường ruột hấp thụ tiêu hóa chất sắt trong nấm.

7. Táo đen: Chứa chất chống oxy hoá

Táo tàu có vỏ màu đen sau khi phơi sấy khô là một trong những vị thuốc Đông y nổi tiếng, đồng thời bạn có thể mua nó về dùng làm thực phẩm thông thường.

Trong táo đen chứa chất tannin (một hợp chất phenolic, phổ biến nhất trong rượu vang đỏ) với hàm lượng khoảng gần 1%, có một khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp loại bỏ chất gây ô nhiễm, kim loại nặng trong thực phẩm.

Ngoài ra, trong táo đen còn có hàm lượng pectin cao khoảng 3%, có một số tác dụng làm trì hoãn việc tăng lượng đường trong máu.

8. Quả lý chua đen (hơi giống nho đen): Có lượng Vitamin C phong phú

Trong mỗi 100g quả lý chua đen có chứa tới 181 mg vitamin C và 322 mg kali. Ngoài ra còn có lượng chất chống oxy hoá vô cùng phong phú. Trái cây này có tác dụng giúp giảm mỡ máu và cải thiện khả năng miễn dịch.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Trí Thức Trẻ

Được quan tâm

Tin mới nhất