Bảo quản thực phẩm luôn là “bài toán” đau đầu nhất cho chúng ta khi không sử dụng hết hay muốn dự trữ những món ăn ưa thích của mình trong thời gian dài. Đặc biệt, đối với các loại trái cây, rau củ hay những thực phẩm tươi sống thì “vòng đời sống” của chúng lại càng chóng vội. Nhưng đừng vì thế mà lo lắng nhé, đã có những mẹo hữu ích dưới đây giúp bạn giải quyết bài toán khó nhằn trong căn bếp nhà mình rồi.
1. Các loại quả mọng nước
Có thể là dâu tây, việt quất, phúc bồn tử,… hay những loại quả mọng nước nói chung luôn được ưa chuộng cho những buổi trái miệng. Nhưng bất cập to lớn của chúng là chóng dập, hư nên không thể bảo quản được lâu. Tuy nhiên, một phát hiện mới đã chỉ ra rằng giấm chính là vị cứu tinh để duy trì độ tươi ngon của chúng. Bằng cách rửa các loại quả này trong dung dịch giấm pha loãng sẽ làm tăng “tuổi thọ” của chúng và giúp bạn có thể bảo quản được trong thời gian khá dài.
2. Cà chua
Cà chua luôn nằm trong danh sách những thực phẩm khó giữ lâu nhất nhưng nay đã có biện pháp để khắc phục hạn chế “to đùng” này của chúng. Một lớp túi giấy sẽ giúp hấp thụ độ ẩm dư thừa của không khí làm quá trình thối rửa của cà chua diễn ra lâu hơn. Hơn nữa, ethylene của các loại trái cây sẽ làm nhanh tiến trình chín của cà chua. Vì thế, tốt nhất là đừng nên đặt chúng cạnh những loại quả khác nhé.
3. Nho
Còn không, bạn có thể bảo quản nho trong tủ lạnh nhưng vị trí thích hợp nhất là phía sau tủ bởi vị trí này nhiệt độ thấp, khả năng lưu thông không khí cao sẽ hạn chế việc nho bị hỏng nhất có thể. Bạn cũng đừng nên rửa nho nếu chưa dùng đến vì như thế sẽ thúc đẩy chúng mau chín hơn đấy.
4. Dưa hấu
Bạn cũng có thể che phủ chúng bằng đất sét hoặc sáp. Bằng cách này, dưa hấu sẽ được bảo vệ khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài, đồng thời cân bằng độ ẩm trong trái dưa. Như thế, đồng nghĩa là quả dưa của bạn sẽ luôn có một “bộ áo” bảo hộ tối ưu. Theo các thực nghiệm, phương pháp này giúp dưa hấu có thể bảo quản đến tận 6 tháng cơ đấy!
5. Rau xanh
Chắc chắn rau xanh rất dễ hỏng nếu bạn không bảo quản đúng cách. Phần lớn các loại rau củ tươi đều đòi hỏi độ ẩm từ 80-95% nhưng độ ẩm của tủ lạnh chỉ dừng lại ở mức khoảng 65%. Vì vậy, nên cho rau củ vào túi ni-lon để ngăn sự bay hơi nước khi cho vào tủ lạnh, đặc biệt là những thứ không có lớp vỏ bên ngoài. Khi ngâm cùng nước thì bạn đã gián tiếp cung cấp “nguồn sống” để chúng có thể suy trì độ tươi ngon rồi đấy.
6. Hành lá
Hành lá là một trong những loại cây gia vị góp mặt thường xuyên nhất trong nhà bếp của hầu hết các gia đình Việt Nam. Nếu nhỡ bạn có mua dư lượng hành này thì phương pháp này sẽ giúp bạn có thể dự trữ chúng cho những lần nấu ăn tiếp theo đấy. Và nên nhớ là hạn chế việc chúng bị thấm nước vì sẽ dẫn đến tình trạng úng đấy.
7. Bông cải xanh
Giấy bạc giúp hạn chế việc tiếp xúc với không khí cũng như những vi khuẩn bên ngoài môi trường của các loại rau củ. Vì thế, lớp “áo giáp” này có khả năng giữ súp lơ kéo dài tuổi thọ tận 4-5 tuần.
8. Củ gừng
Với cách này, bạn có thể bảo quản gừng trong thời gian khá lâu mà vẫn giữ được mùi thơm nguyên thuỷ của gừng. Tuy nhiên, không nên gọt lớp vỏ của gừng vì sẽ mất đi tinh chất, không còn thơm và rất dễ bị khô.
9. Nấm
Nấm có thân mềm, nhạy cảm với môi trường bên ngoài nên rất dễ bị ảnh hưởng, vì thế bảo quản cũng như làm sạch chúng cần những phương pháp tối ưu. Nước muối có tác dụng giữ được độ giòn và các khoáng chất trong nấm. Và khi ở nhiệt độ mát trong tủ lạnh nấm không mất quá nhiều chất dinh dưỡng và luôn duy trì độ tươi của thực phẩm.
10. Cá tươi
Cá đông lạnh có thể để được từ 3 đến 12 tháng. Tuy nhiên, khâu chuẩn bị rất quan trọng. Cá có thể mất ngon nếu tiếp xúc với không khí, do vậy trước khi cho cá vào ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông thì hãy chú ý rửa sạch cá bằng nước mát và lau khô bằng vải sạch hoặc khăn giấy. Và nên hút hết không khí bên trong hộp hoặc túi đựng cá.
11. Thịt
Hãy đặt giả thiết nếu bạn đang đi picnic hay cắm trại ở nơi mà không có tủ lạnh thì phần thịt sẽ có thể “duy trì sự sống” trong bao lâu? Phương pháp trên sẽ là đáp án hoàn hảo nhất cho câu hỏi này, và 4-6 ngày sẽ là thời gian mà bạn có thể “cứu sống” miếng thịt đấy.
12. Bơ
Phương pháp cổ xưa này cho phép bơ được giữ trong 1-3 năm. Đặt các bình khử trùng vào một tấm nướng bánh, và đặt bơ bên trong chúng. Nướng bơ trong lò (230 độ F hay 110 độ C) trong 15-20 phút. Sau đó thêm nhiều bơ hơn nữa vào lọ, đóng chặt nắp, và cho thêm 45 phút nữa trong lò. Bây giờ, bạn hãy làm nguội chúng lại và sẵn sàng để dự trữ thôi nào.
13. Phô mai
Giấy nến là loại chất liệu giúp miếng phô mai của chúng ta tránh được hơi nước và chống bị nấm mốc hiệu quả. Phô mai càng mềm thì càng đẽ biến chất hơn nếu để lâu. Và đừng đặt chúng ở nơi có nhiệt độ quá thấp vì sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị cũng như chất lượng của phô mai nguyên chất.