1. Bánh trung thu có nguồn gốc từ đâu?
Tết Trung Thu hay còn được gọi là Tết Đoàn Viên, Tết Thiếu Nhi. Đây là dịp mà tất cả mọi người trong gia đình có cơ hội quây quần bên nhau, để cùng nhau sum vầy tụ họp. Đối với những người con xa quê thì đây là khoảnh khắc họ cần trở về nhà, tìm lại mùi hương khói bếp. Và đương nhiên, món quà của sự trở về sẽ không thể thiếu được những chiếc bánh trung thu thơm lừng, đầy ý nghĩa.
Chuyện xưa kể rằng, bánh Trung Thu được ra đời vào thời nhà Minh. Trong một cuộc chiến lật đổ chế độ cai trị Mông Cổ của Trung Quốc vào cuối triều Nguyên. Lúc này, để có thể truyền thông tin một cách bí mật thì quân dân nhà Minh đã nghĩ ra được một kế sách. Đó là giấu tờ giấy có ghi thời gian bắt đầu trận chiến là ngày 15 tháng 8 âm lịch vào trong những chiếc bánh hình tròn.
Sau đó những chiếc bánh này đã được truyền đi khắp nơi. Trở thành một công cụ liên lạc vừa an toàn lại vô cùng hiệu quả. Chính vì vậy, tin tức về cuộc khởi nghĩa đã lan rộng đến mọi người dân, thu hút hàng triệu người yêu nước tham gia. Dành được thắng lợi vô cùng vẻ vang, ghi vào sử sách nước nhà. Kể từ đó cứ vào dịp trăng tròn tháng 8 hàng năm, người dân Trung Quốc đã làm bánh Trung Thu để kỷ niệm ngày này.
2. Ý nghĩa bánh Trung Thu
Bánh trung thu không chỉ đơn thuần là một món ăn ngày lễ mà còn mang trên mình nhiều ý nghĩa, giá trị nhân văn sâu sắc. Bánh trung thu ở Việt Nam đa dạng về cả về hình dáng lẫn phần nhân bên trong. Tuy nhiên hai loại bánh truyền thống và được yêu thích nhất đó chính là bánh nướng và bánh dẻo. Mỗi loại bánh đều mang một hương vị riêng và ý nghĩa khác nhau.
Về mặt ngôn ngữ, người ta liên kết ý niệm “tròn” (phiên âm tiếng Hán là “viên”) của trăng với cảnh “đoàn viên” của mọi người trong gia đình. Chính vì vậy, bánh trung thu truyền thống thường có hình tròn, tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn. Đồng thời còn có ngụ ý rằng, đi hết một vòng tròn Trái đất thì “tâm vòng tròn” vẫn sẽ là ngôi nhà của bạn mà thôi.
Bánh trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất. Cũng như hướng đến sự tự do và hạnh phúc của con người. Ngày nay, bánh trung thu còn có nhiều hình dạng hơn như hình ngôi sao, hình các con vật,… để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên về mặt giá trị và ý nghĩa thì vẫn không hề thay đổi và trở thành một món quà không thể thiếu mỗi khi đến Tết Đoàn Viên.
Ý nghĩa về loại bánh
Bánh trung thu dẻo được làm từ bột nếp và nhân bánh thường sẽ có vị ngọt. Nguyên liệu sử dụng thường là hạt sen hoặc đậu xanh để chế biến. Bánh có màu trắng ngà mang đến ý nghĩa “đoàn viên gia đình”. Nhất là về tình yêu chung thủy, sắt son của vợ chồng. Chiếc bánh vừa mang dáng dấp của một vầng trăng tròn đầy và ngọt ngào. Lại vừa khiến bạn liên tưởng đến một bông hoa lê tuyết tinh khôi, tràn đầy sức sống.
Đối với bánh trung thu nướng thì điểm nhấn đặc biệt chính là những quả trứng muối tượng trưng cho trăng rằm. Vị mặn của trứng muối kết hợp với vị ngọt của các nguyên liệu khác tưởng chừng như “trái khoáy”. Nhưng thực tế là hai thứ lại “trung hòa” với nhau. Cũng giống như thông điệp mà loại bánh muốn gửi tới. Cuộc sống có thể xảy ra những khó khăn, thử thách, nhưng nó không ảnh hưởng đến việc bạn ngắm nhìn thế giới này một lần nữa, nỗ lực một lần nữa, yêu thương bản thân một lần nữa. Bởi sau cơn mưa trời lại sáng, dưới nệm gai sẽ là mật ngọt!
Ý nghĩa bánh trung thu khi mang làm quà tặng
Vì ý nghĩa bánh trung thu rất lớn cho nên việc tặng bánh cũng trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết. Đây dường như đã trở thành một nét đẹp văn của hóa của người Việt Nam mỗi độ trăng rằm. Việc tặng bánh trung thu không chỉ bày tỏ được tấm lòng. Nó còn thay cho một lời ước nguyện gửi tới người nhận có được một mùa đoàn viên ấm áp, trọn vẹn.
Gửi nhau chiếc bánh, không chỉ đơn thuần là việc trao nhau món quà, mà gói trong đó còn là tâm tư, tình cảm. Thời điểm hoàn hảo để tặng bánh trung thu là khoảng trước dịp lễ từ 1 đến 2 tuần. Hãy gửi tặng những chiếc bánh trung thu đến những người thân yêu nhất của bạn với tất cả sự chân thành. Như vậy thì món quà sẽ càng trở nên ý nghĩa và quý giá hơn bao giờ hết.