Logo Saostar - Special special

Từ chuyện cày view MV Sơn Tùng: Trào lưu ảo hay giá trị thực cần được công nhận?

Từ chuyện cày view MV Sơn Tùng: Trào lưu ảo hay giá trị thực cần được công nhận?

Từ chuyện cày view MV Sơn Tùng: Trào lưu ảo hay giá trị thực cần được công nhận?

Từ chuyện cày view MV Sơn Tùng: Trào lưu ảo hay giá trị thực cần được công nhận? ối với cộng đồng fan Kpop hay US-UK, ‘’cày view’’ đã trở thành nét đặc trưng rất riêng, như là một cách để thể hiện tình cảm cũng như sự ủng hộ tới nghệ sĩ mình yêu mến. Và mọi chuyện không đơn giản chỉ là những con số.

”Cày view” không chỉ là cách để các fan Kpop và US-UK thể hiện tình cảm với thần tượng. Mà đây còn là cuộc ganh đua căng thẳng, thước đo quan trọng để đánh giá mức độ thành công, độ phủ sóng của sản phẩm đó. Ở Việt Nam, xu thế cày view đang có dấu hiệu “nở rộ”, đặc biệt là từ những MV của Sơn Tùng M-TP. Và câu hỏi đặt ra là: Cày view chỉ là trào lưu ảo hay nó mang đến những giá trị thực tế cần được công nhận?

Từ chuyện cày view MV Sơn Tùng: Trào lưu ảo hay giá trị thực cần được công nhận?

Từ chuyện cày view MV Sơn Tùng: Trào lưu ảo hay giá trị thực cần được công nhận?

Cày view - một trào lưu mới bỗng xuất hiện mỗi khi Sơn Tùng M-TP tung sản phẩm. Hình ảnh những chiếc điện thoại, máy tính bảng hay thậm chí cả một dàn máy tính hoành tráng được tận dụng hết công suất để tăng view cho nam ca sĩ đã không còn là điều gì đó quá lạ lẫm. Hàng chục, hàng trăm triệu lượt xem đổ về, giúp Sơn Tùng sở hữu 2 MV trên 100 triệu view (Chúng ta không thuộc về nhauLạc trôi) - thành tích trong mơ đối với mặt bằng chung của Vpop hiện tại.

Chứng kiến sự bùng nổ này, không ít ý kiến cho rằng đây chỉ là việc làm vô ích. Nhiều người cùng xem đi xem lại một MV thì có ý nghĩa gì? Vừa giảm giá trị nghệ thuật, vừa phản ánh số view không chính xác. Phải chăng thời đại công nghệ số đang tạo ra giá trị ảo và là tiền đề của những cuộc cạnh tranh vô nghĩa?

MV Chúng ta không thuộc về nhau

MV Lạc Trôi

Từ chuyện cày view MV Sơn Tùng: Trào lưu ảo hay giá trị thực cần được công nhận?

Cách đây 5 năm, khi SNSD ‘’phá đảo’’ với 3,5 triệu view MV I Got A Boy sau ngày đầu tiên, tất cả các Kpop fan đều phải sửng sốt. Nhưng rồi mỗi năm qua đi, con số đó lại tiến dần đều và tính đến thời điểm hiện tại, kỷ lục ghi nhận được đã tăng lên gấp 3 lần: MV Not Today của BTS đạt 10,9 triệu view trong 24h. Những cột mốc cứ dần được thu hẹp. Nếu như Bang Bang Bang của BigBang phải cần đến hơn 1 năm để cán mốc 150 triệu view thì TT của TWICE làm được điều tương tự chỉ trong 4 tháng 8 ngày. Nếu ví “cuộc chiến” cày view ở Kpop là một nền kinh tế, thì nó đang bước vào thời kỳ tăng trưởng nóng với tốc độ hỏa tiễn. Vậy những con số đó đem lại giá trị gì cho sự phát triển chung của Kpop?

Từ chuyện cày view MV Sơn Tùng: Trào lưu ảo hay giá trị thực cần được công nhận?

Thước đo của mọi sự phát triển đều dựa trên những con số, đặc biệt là đối với một nền giải trí được quy hoạch thành ngành công nghiệp như Kpop. Và tất nhiên BTS hay EXO ngày nay không chỉ có lượt view khủng. 300.000, 500.000 album của DBSK, Super Junior trước kia đang dần được lớp đàn em thay thế bởi cột mốc 1 triệu bản. Đi kèm với Youtube, thế hệ thần tượng mới còn đang ngày càng bành trướng tại Billboard, iTunes, xâm nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Nhật và các BXH ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Thay vì tour châu Á, họ tổ chức tour concert vòng quanh thế giới, đặt chân đến tận châu Âu, Nam Mỹ và Bắc Mỹ.

Vậy mới thấy, số lượt view bùng nổ trên Youtube của các thần tượng Kpop hiện nay đang phản ánh chính xác mức độ ảnh hưởng mà họ tạo ra trên toàn cầu. US-UK giờ đây đã đạt đến ‘’cảnh giới’’ so kè nhau bằng bộ sưu tập 1 tỷ view, chẳng mấy chốc Kpop sẽ có MV 500 triệu view đầu tiên (không tính Psy). Muốn phát triển, Vpop cũng nên đặt nền móng cho những thước đo của riêng mình ngay từ bây giờ!

Từ chuyện cày view MV Sơn Tùng: Trào lưu ảo hay giá trị thực cần được công nhận?

Từ chuyện cày view MV Sơn Tùng: Trào lưu ảo hay giá trị thực cần được công nhận?

Phải nhắc lại là các fan, đặc biệt là cộng đồng Sky của Sơn Tùng hoàn toàn tự nguyện bỏ thời gian ra để tăng lượt xem cho anh. Lần đầu tiên Vpop có một đại diện lan tỏa sức hút khủng khiếp đến vậy. Anh luôn ở vị thế của một ngôi sao, một thần tượng mà fan “khát khao” và tự nguyện cống hiến, như hình ảnh thường thấy của các fan Kpop hay US UK. Sơn Tùng có nhiều lùm xùm thì đã sao, fan sẽ bảo vệ vô điều kiện! Thậm chí phải bỏ tiền túi xem liveshow, mua bộ sản phẩm đón năm mới do công ty anh phát hành, phải làm những điều các fan Vpop khác chưa từng làm thì họ cũng vui lòng. Bằng những câu chuyện và thành tích lần đầu thấy, Sơn Tùng đem đến cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ hơn về cách tạo dựng thành công ở Vpop.

Vì vậy, đối với một nền giải trí mà văn hóa “xài chùa” còn nằm ở “chiếu trên” so với thu nhập của người nghệ sĩ thì công cuộc cày view càng cần được đẩy mạnh hơn bao giờ hết bởi những lý do sau:

Từ chuyện cày view MV Sơn Tùng: Trào lưu ảo hay giá trị thực cần được công nhận?

Nếu bạn đã xem đoạn video clip 2 cô bé, cậu bé fan Sơn Tùng hồn nhiên chia sẻ về việc cày view cho anh chàng trên sóng VTV và bạn chỉ có thể phản ứng đơn giản là bật cười, hoặc một cái lắc đầu nhè nhẹ ‘’Hóa ra bây giờ bọn trẻ hâm mộ thần tượng là như thế’’ thì cũng chẳng sao, vì suy cho cùng đó cũng là ‘’chuyện của bọn trẻ’’. Nhưng nếu cảm thấy việc làm này sẽ đem đến những giá trị tiêu cực thì rõ ràng chúng ta nên có cái nhìn thoáng hơn!

Lượt xem Youtube mang đến những giá trị thương mại, nó cũng giúp nâng tầm nghệ sĩ nhưng không làm nên tất cả. Sẽ là phiến diện nếu nói việc cày view làm giảm giá trị nghệ thuật. Bởi fandom dù hùng mạnh đến đâu cũng không thể đông hơn lượng khán giả trung lập ngoài kia - ‘’thế lực ngầm’’ đầy quyền lực, luôn sẵn sàng thưởng thức, đánh giá một cách công tâm nhất. Chính vì thế, khó có chuyện một sản phẩm được khán giả và giới chuyên môn công nhận chỉ nhờ sức mạnh fandom + những con số khủng.

Ở Kpop, sự khác biệt về sức mạnh fandom và sự công nhận của công chúng được phân định rất rạch ròi: Fandom mạnh - bán album đắt, được công chúng ủng hộ - digital (nhạc số) cao. Trong đó, những nghệ sĩ có lượng digital cao luôn nhận được sự đánh giá cao hơn. BigBang luôn có cả 2 và đỉnh cao vẫn ở dưới chân họ. Âm nhạc của Super Junior không có nhiều sự đột phá sau cú nổ lớn Sorry Sorry, nên dù fandom có mạnh đến mấy cũng không cứu được sự ‘’ghẻ lạnh’’ của công chúng đối với Bonamana hay Sexy, Free & Single. Ở US-UK, quyền lực của giới chuyên môn còn thể hiện khắt khe hơn: Album Prism của Katy Perry có bán được hàng triệu đĩa, trong đó 2 hit RoarDark Horse hiện đã đạt gần 2 tỷ view thì cô nàng cũng vẫn trắng tay tại Grammy 2015 như thường. Nói đâu xa, Chúng ta không thuộc về nhau của Sơn Tùng mặc dù view ngất ngưởng là vậy nhưng có được Giải Cống hiến 2017 cho vào bảng đề cử đâu!

Từ chuyện cày view MV Sơn Tùng: Trào lưu ảo hay giá trị thực cần được công nhận?

Từ chuyện cày view MV Sơn Tùng: Trào lưu ảo hay giá trị thực cần được công nhận?

Tóm lại, việc các bạn trẻ bỏ thời gian và công sức ra để cày view cho Sơn Tùng hay bất cứ nghệ sĩ nào khác hoàn toàn không đáng bị chê trách. Xét ở khía cạnh cá nhân, đó là việc làm tự nguyện dựa trên tình cảm và không ai có thể ép buộc. Nhìn xa hơn, nó còn là một “cú hích” cần thiết cho sự phát triển của Vpop vào lúc này. Nên nhớ một điều: Trải qua mỗi thời kỳ, ở bất cứ lĩnh vực nào thì các thông số cũng đều có sự thay đổi hay thậm chí nhảy vọt. Đó đã là một lẽ dĩ nhiên theo thời gian.

Cái chúng ta cần phân biệt rõ ràng: Con số chứng tỏ sức hút, độ lan tỏa của một nghệ sĩ nhưng các giá trị nghệ thuật đích thực của sản phẩm âm nhạc đã có những giải thưởng phù hợp tôn vinh nó. Xu thế cày view sẽ không dừng lại, bởi nó đi theo những điều tất yếu của một nền âm nhạc thời đại mới. Vpop trong tương lai sẽ có thêm 2,3 hoặc hơn nữa những “Sơn Tùng M-TP” với sức nóng khủng khiếp đến như vậy. Và hy vọng ước muốn có thật nhiều tên tuổi nghệ sĩ Việt vươn tầm ra thế giới không còn là quá xa!

Cuộn xuống để đọc tiếp Đọc
tiếp