Âm Nhạc

Tranh cãi âm nhạc của ca sĩ trẻ: Hát không rõ lời, chơi chữ bất chấp mới là 'mốt'?

Minh Quân
Chia sẻ

Những năm gần đây, xu hướng làm nhạc của các nghệ sĩ trẻ tạo nên không ít luồng tranh luận trái chiều.

Nhìn vào thực tế trên thị trường âm nhạc hiện tại, lứa nghệ sĩ Gen Z rõ ràng đang chiếm ưu thế rất nhiều so với những đàn anh đàn chị. Từ độ nhận diện công chúng cho đến định hướng âm nhạc, rõ ràng Gen Z đang tiệm cận rất gần đến thị hiếu khán giả.

Tuy nhiên trong khoảng thời gian gần đây, người nghe nhạc thông minh đang nhận ra sự đồng điệu đến tranh cãi trong âm nhạc của các ca sĩ trẻ. Nổi cộm lên chính là những vấn đề chung như cách hát không rõ lời, đặt tiêu đề ca khúc gây tranh cãi hay hát live không tốt.

Điểm mặt một số ca sĩ trẻ nổi bật ngày nay như: Amee, Wren Evans, tlinh,... hầu hết từng dính vào những tranh cãi xoay quanh câu chuyện phát âm khó nghe trong các sản phẩm âm nhạc. Đây không hẳn là yếu tố bẩm sinh của chất giọng, mà chính những ca sĩ trẻ này đang muốn "bẻ lái" để giọng hát của mình trở nên khác lạ, độc đáo và "Tây" hơn.

Tranh cãi âm nhạc của ca sĩ trẻ: Hát không rõ lời, chơi chữ bất chấp mới là 'mốt'? Ảnh 1

Ca khúc Gái độc thân của tlinh từng khiến nhiều khán giả hoang mang vì tưởng đây là một sản phẩm nước ngoài bởi cách phát âm, đan xen ngoại ngữ Việt - Anh nhiều đến mức không cần thiết.

Tranh cãi âm nhạc của ca sĩ trẻ: Hát không rõ lời, chơi chữ bất chấp mới là 'mốt'? Ảnh 2

Trong khi đó, Wren Evans dù được đánh giá cao về tư duy âm nhạc, song cách hát của nam ca sĩ cũng từng không ít lần tạo nên những tranh cãi. Việc sử dụng nhiều airy voice cũng như cách hát lướt chữ của nam ca sĩ khiến người nghe không thể hiểu tiếng Việt nếu không có Vietsub.

Tranh cãi âm nhạc của ca sĩ trẻ: Hát không rõ lời, chơi chữ bất chấp mới là 'mốt'? Ảnh 3

Chưa dừng lại ở câu chuyện về cách hát, đặt tiêu đề với những lối chơi chữ từ "sương sương" cho đến nặng đô cũng là điều khiến nhiều khán giả băn khoăn.

Cách đây vài năm, loạt ca khúc Vpop khiến người nghe ngao ngán với lối đặt tên đánh đố đầy sự nhạy cảm như: Xếp hình (Tăng Nhật Tuệ), Nắng cực (Phạm Toàn Thắng), Như cái lò (Khắc Hưng),... Dù đây hoàn toàn là những cái tên không sai ngữ pháp, nhưng nó lại là những thuật ngữ mà khán giả chỉ cần đọc vào sẽ "auto nhảy số" đến những nội dung không trong sáng.

Tranh cãi âm nhạc của ca sĩ trẻ: Hát không rõ lời, chơi chữ bất chấp mới là 'mốt'? Ảnh 4

Đến gần đây, trào lưu đặt tên nhạy cảm hạ nhiệt và nhường đường cho một xu hướng mới với những cái tên còn kỳ lạ vô vàn: Shay nắnggg (Amee), Khác biệt này thậm chí còn to lớn hơn (Trịnh Thăng Bình), Cắm sừng ai đừng cắm sừng em (Phí Phương Anh), Ông bà già tao lo hết (Bình Gold), Cần xa (Hiền Hồ),... Từ chuyện cố tình sai chính tả cho đến những cái tên dài vô tận đến mức nhảm nhí khiến nhiều người quan ngại về tư duy làm sản phẩm của các ca sĩ trẻ ngày nay.

Tranh cãi âm nhạc của ca sĩ trẻ: Hát không rõ lời, chơi chữ bất chấp mới là 'mốt'? Ảnh 5
Tranh cãi âm nhạc của ca sĩ trẻ: Hát không rõ lời, chơi chữ bất chấp mới là 'mốt'? Ảnh 6
Tranh cãi âm nhạc của ca sĩ trẻ: Hát không rõ lời, chơi chữ bất chấp mới là 'mốt'? Ảnh 7

Một vấn đề khác cũng nhức nhối không kém chính là việc hát live của ca sĩ trẻ ngày nay. Khi mà khán giả ngày càng trở nên khó tính và khắc khe hơn, thì câu chuyện giọng hát lại tiếp tục tạo nên những tranh cãi gay gắt trong giới ca sĩ trẻ.

Tại thời kỳ hoàng kim của nhạc Việt, khán giả hầu như chỉ nhắc đến những cái tên như Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Mỹ Tâm, Bằng Kiều,...  vì sở hữu giọng hát thiên phú, có thể dễ dàng cân được thử thách hát live trên sân khấu. Hoàn toàn không có chuyện những cái tên này được gán ghép với các từ khóa như: #MV, #Drama, #Trending,... mà ở đó, cá tính âm nhạc và giọng hát vẫn là những yếu tố tiên quyết để định hình năng lực của một ca sĩ thực thụ.

Tranh cãi âm nhạc của ca sĩ trẻ: Hát không rõ lời, chơi chữ bất chấp mới là 'mốt'? Ảnh 8

Thậm chí, một số cái tên nổi bật của dòng nhạc teen-pop đình đám như: Lương Bích Hữu, Phạm Quỳnh Anh, Đông Nhi, Noo Phước Thịnh,... dù định hướng là sự trẻ trung, cập nhật nhưng vẫn được một bộ phận khán giả đánh giá là có thực lực về giọng hát. Chính vì lẽ đó, những cái tên này ở thời điểm hiện tại vẫn giữ được cho mình sức hút thông qua các sản phẩm âm nhạc đa dạng, thay đổi mạnh mẽ qua từng giai đoạn.

Tranh cãi âm nhạc của ca sĩ trẻ: Hát không rõ lời, chơi chữ bất chấp mới là 'mốt'? Ảnh 9

Thế nên khi nhìn vào lứa ca sĩ Gen Z hiện tại của V-Pop, ta dễ dàng nhận thấy AMEE, Hoàng Duyên, Juky San,... đều có điểm chung là phong cách âm nhạc trong sáng, nhẹ nhàng. Thực chất, với độ tuổi của các ca sĩ này, việc theo đuổi âm nhạc và hình ảnh trẻ trung là điều hợp lý, thế nhưng về lâu về dài đang tạo nên một sự đồng điệu đến mức nhàm chán.

AMEE là cái tên nổi bật khi nắm trong tay những ca khúc hit đình đám như: Anh nhà ở đâu thế, Đen đá không đường, Trời giấu Trời mang đi,... Xuyên suốt trong các dự án, AMEE hầu như đóng đinh bản thân với hình ảnh một cô ca sĩ nhí nhảnh, đáng yêu cùng giọng hát trong trẻo "bánh bèo". Cho đến dự án âm nhạc mang tính chất healing như Live Acoustic Show - dreAMEE, giọng hát nữ ca sĩ vẫn không có nhiều sự thay đổi, thậm chí nhận về khá nhiều lời chê bai khi cover lại bản hit Nàng thơ của Hoàng Dũng.

Tranh cãi âm nhạc của ca sĩ trẻ: Hát không rõ lời, chơi chữ bất chấp mới là 'mốt'? Ảnh 10

Một số ca sĩ đang lên như Juky San hay Hoàng Duyên cũng không là ngoại lệ khi đánh mạnh vào hình tượng nữ tính, trong sáng. Công bằng mà nói, bản hit gần đây của Juky San là Phải chăng em đã yêu hay Sài Gòn đau lòng quá từ Hoàng Duyên đáp ứng được nhu cầu tai nghe khán giả trẻ, nhưng sản phẩm chỉ dừng lại ở mức an toàn và không khiến người ta ấn tượng quá nhiều về giọng hát.

Tranh cãi âm nhạc của ca sĩ trẻ: Hát không rõ lời, chơi chữ bất chấp mới là 'mốt'? Ảnh 11

Về phía nam ca sĩ, Jack có thể được xem là một trong những cái tên nổi bật của lứa Gen Z. Sự nghiệp âm nhạc của Jack thời điểm này có thể được xem là rất ấn tượng khi nắm trong tay nhiều cột mốc đáng tự hào. Tuy nhiên các bản hit của Jack lại có chung một điểm chính là không khai thác được giọng hát của nam ca sĩ. Việc sử dụng quãng trung trong các bài hát khiến cho Jack khó lòng chứng tỏ được nội lực trong giọng hát, bên cạnh đó việc luyến láy có phần "vô tội vạ" đang dần tạo nên phản ứng ngược trong khán giả.

Cũng chính vì sự an toàn trong việc chọn lựa ca khúc, thế nên AMEE, Juky San hay Jack ít khi nào có cho mình sân khấu được xem là "để đời". Không nốt cao, không phô trương kỹ thuật hay những đoạn thăng hoa trong phần trình diễn khiến cho các sân khấu hát live của các ca sĩ trẻ này chỉ dừng lại ở mức xem được, nghe thì tạm được.

Tranh cãi âm nhạc của ca sĩ trẻ: Hát không rõ lời, chơi chữ bất chấp mới là 'mốt'? Ảnh 12

Trong một diễn biến khác, những cái tên như Mỹ Tâm, Hà Anh Tuấn, Hồ Ngọc Hà,... dù khó lòng cạnh tranh với đàn em trên mặt trận "số", nhưng về khoản bán vé liveshow hay concert thì thừa sức "nuốt chửng". Việc tổ chức Liveshow ở các SVĐ lớn chính là minh chứng cho việc khán giả muốn nghe Mỹ Tâm hát live đến cỡ nào. Hay trình trạng cháy vé mà Hà Anh Tuấn và Hồ Ngọc Hà thường xuyên gặp phải cũng là thực tế cho thấy khán giả vẫn rất mặn mà với những đêm nhạc hát live bởi những ca sĩ có thực lực.

Tranh cãi âm nhạc của ca sĩ trẻ: Hát không rõ lời, chơi chữ bất chấp mới là 'mốt'? Ảnh 13

Nhưng việc câu kéo khán giả đến với những liveshow không phải là điều ai cũng có thể làm được bởi nếu không đủ độ "chín muồi" về giọng hát, sẽ rất khó để đảm bảo sự hài lòng với khán giả. Cũng chính vì vậy, những ca sĩ như AMEE hay Jack dù đã rất thành công nhưng tới thời điểm này vẫn chưa có cho mình một đêm nhạc riêng để chứng tỏ thực lực về giọng hát.

Tranh cãi âm nhạc của ca sĩ trẻ: Hát không rõ lời, chơi chữ bất chấp mới là 'mốt'? Ảnh 14

Nhìn chung, không thể phủ nhận sự mới mẻ và đa dạng mà những ca sĩ trẻ mang đến cho làng nhạc Việt. Tuy nhiên, những vấn đề mà khán giả đặt ra là hoàn toàn hợp lý, một người nghệ sĩ thông minh là người biết tiếp thu, cải thiện và đi lên từ chính đóng góp của công chúng.

Chia sẻ

Bài viết

Minh Quân

Tin mới nhất