Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Âm nhạc

Thổn thức với loạt ca khúc Việt phiên bản ngoại thành công ở nước ngoài

'Diễm xưa', 'Nhật kí của mẹ', 'Không'… là những ca khúc Việt có giai điệu hay, ca từ ý nghĩa đã được chuyển thể sang phiên bản ngoại làm trái tim bao người yêu nhạc thổn thức.

Bằng khả năng tư duy âm nhạc văn minh, lối viết nhạc tự sự, gần gũi và ý nghĩa trong từng câu chữ, các nhạc sĩ Việt Nam đã đem đến cho khán giả nước ngoài những ấn tượng khó phai về làng nhạc Việt. Những tác phẩm như Diễm xưa, Nhật ký của mẹ, Tình về nơi đâu, Hạ trắng, Cây trúc xinh, Qua cầu gió bay… đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, phục vụ khán giả khắp thế giới.

Không - cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Đầu tiên phải kể đến tác phẩm Không của cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Nguyễn Ánh 9 bắt đầu sự nghiệp viết nhạc một cách rất tình cờ trong chuyến đi Nhật biểu diễn cùng ca sĩ Khánh Ly. Khi cùng nữ danh ca đứng chờ thang máy lên phòng khách sạn, thấy người bạn mình mang vẻ mặt buồn rầu, Khánh Ly gặng hỏi: “Còn thương nó không bạn?” - ý muốn hỏi về một người bạn gái quen biết Nguyễn Ánh 9 vào thời đó.

Ca khúc Không của Nguyễn Ánh 9 được danh ca Đặng Lệ Quân thể hiện thành công.

Ca khúc Không của Nguyễn Ánh 9 được danh ca Đặng Lệ Quân thể hiện thành công.

Sẵn cây đàn guitar trên tay, Nguyễn Ánh 9 gảy ngay rồi cất tiếng hát: “Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa…”. Đến khi trở về Việt Nam, giọng ca Còn tuổi nào cho em đề nghị ông soạn nhạc phẩm này. Trước đề nghị đó, ông đã hoàn tất nhạc phẩm Không trong một thời gian ngắn. Đây cũng là nhạc phẩm đầu tay trong sự nghiệp âm nhạc của Nguyễn Ánh 9.

Elvis Phương là người thể hiện thành công nhạc phẩm Không của Nguyễn Ánh 9

Trong một lần sang Việt Nam biểu diễn, danh ca Đặng Lệ Quân ngẫu nhiên lựa chọn ca khúc này để hát cho khán giả, dù chưa từng gặp Nguyễn Ánh 9. Sau đó vì quá ám ảnh giai điệu tình tứ của ca khúc, Đăng Lệ Quân đã biên soạn lại sang tiếng Nhật và tiếng Trung để thu âm thành sản phẩm riêng.

Danh ca Đặng Lệ Quân đưa ca khúc Không của Nguyễn Ánh 9 nổi tiếng khắp châu Á.

Danh ca Đặng Lệ Quân đưa ca khúc Không của Nguyễn Ánh 9 nổi tiếng khắp châu Á.

Nhạc phẩm đầu tay của cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 được thể hiện đầy cảm xúc qua giọng hát tinh tế của nữ diva Trung Hoa. Đặc biệt, phiên bản tiếng Trung với tên gọi Ni của Tiểu Đặng còn nổi tiếng khắp châu Á. Mãi sau này “cha đẻ” của ca khúc mới biết được điều này.

Ca khúc với tên gọi Ni do Đặng Lệ Quân thể hiện.

Diễm xưa - Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến. Trong suốt cuộc đời mình, ông viết nhiều nhạc phẩm về tình yêu, về mẹ và những người phụ nữ, về thân phận con người hay sự mâu thuẫn và giằng xé trong cái vô thường ở kiếp nhân gian. Dù viết ở góc độ nào, nhạc của Trịnh vẫn rất đỗi nhân văn, nhẹ nhàng và thấm đẫm triết lý. Trong số hơn 600 nhạc phẩm của ông, có nhiều bài được những ca sĩ trứ danh nước ngoài dịch và thể hiện lại như Nối vòng tay lớn, Ngủ đi con, Người con gái Việt Nam da vàng, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là ca khúc Diễm xưa.

Trịnh Công Sơn có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài.

Trịnh Công Sơn có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài.

Diễm xưa được viết năm 1960 trong hoàn cảnh người nhạc sĩ “cảm nắng” một cô gái Huế - Ngô Thị Bích Diễm, “người con gái mong manh, đi qua những hàng cây long não, lá li ti xanh mướt để đến trường Đại học Văn Khoa”.

Khánh Ly biểu diễn Diễm xưa bằng tiếng Nhật

Bài hát với giai điệu chậm rãi, ngọt ngào, sâu lắng nhưng không kém phần lãng mạn, bay bổng đã đốn tim rất nhiều khán giả yêu nhạc trong nước. Ca sĩ thể hiện thành công nhất bài hát này nhất chính là “huyền thoại nhạc Trịnh” Khánh Ly.

Diễm xưa được dịch ra tiếng Nhật với tên gọi Tsukushii mukashi, được Khánh Ly trình bày ở hội chợ Osaka năm 1970. Đặc biệt, bản Tsukushii mukashi dưới giọng hát của nữ ca sĩ trứ danh Yoshimi Tendo đã xếp hạng 11 trong 20 ca khúc hay nhất trên kênh cáp của Nhật Bản năm 2004, trở thành một trong 10 bản tình ca hay nhất mọi thời đại ở Nhật Bản.

Đây còn là nhạc phẩm châu Á đầu tiên được Đại học Kansai Gakuin đưa vào chương trình giáo dục của mình trong môn Văn hoá và Âm nhạc. Ca khúc chính là một trong những niềm tự hào của nền âm nhạc Việt Nam.

Bản Tsukushii mukashi dưới giọng hát của nữ ca sĩ trứ danh Yoshimi Tendo.

Nhật kí của mẹ - Nguyễn Văn Chung

Không chỉ có những ca khúc bay bổng, lãng mạn, trữ tình viết về tình yêu mới được ca sĩ nước ngoài chuyển ngữ mà ca khúc viết về tình mẫu tử của nhạc sĩ chuyên tạo hit Nguyễn Văn Chung mang tên Nhật ký của mẹ cũng có vinh dự này. Ca khúc được trình làng năm 2008 và là bản hit đình đám nhất của ca sĩ Hiền Thục.

Nhật ký của mẹ - Bản hit đình đám cảu Hiền Thục.

Nhật ký của mẹ - Bản hit đình đám cảu Hiền Thục.

Với giai điệu mượt mà, ca từ ý nghĩa, Nhật kí của mẹ là cuốn phim quay chậm về tình yêu vô bờ của người mẹ dành cho đứa con của mình từ khi trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành. Đây được coi là một tuyệt phẩm của Nguyễn Văn Chung về tình cảm gia đình và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

Nhật ký của mẹ - Hiền Thục

Không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, Nhật ký của mẹ còn vượt biên khi được khán giả nước ngoài yêu thích. Sáng tác nổi tiếng của hit-maker Nguyễn Văn Chung được nhạc sĩ nổi tiếng Yoshimoto Kayo phổ lời Nhật. Sau khi chuyển ngữ, ca khúc vẫn nguyên vẹn phần ca từ đẹp, ý nghĩa, đậm tính nhân văn.

 Sáng tác nổi tiếng của hit-maker Nguyễn Văn Chung được nhạc sĩ nổi tiếng Yoshimoto Kayo phổ lời Nhật

Sáng tác nổi tiếng của hit-maker Nguyễn Văn Chung được nhạc sĩ nổi tiếng Yoshimoto Kayo phổ lời Nhật

Chia sẻ về quyết định này, nhạc sĩ Yoshimoto Kayo cho biết: “Trong lúc tôi tìm hiểu về lễ Vu Lan tại Việt Nam, tôi có biết đến một bài hát do một ca sĩ nổi tiếng Việt Nam thể hiện. Bài hát rất phổ biến trong vòng 2 năm trở lại đây khi người già hay trẻ em đều biết đến với tên gọi Nhật ký của mẹ. Tôi dịch bài này sang tiếng Nhật vì tôi cũng muốn người Nhật Bản biết đến bài hát này”.

Theo một số hãng tin ở Nhật Bản, sau khi hoàn thành bản dịch, ca khúc Nhật ký của mẹ phiên bản tiếng Nhật được rất nhiều người yêu thích và ủng hộ vì nó phù hợp với tư duy cảm xúc người Nhật.

https://www.youtube.com/watch?v=Zf5HgIdeNZQ

Bản tiếng Nhật của Nhật ký của mẹ

Tình Về Nơi Đâu/ Where Do We Go - Thanh Bùi & Tata Young

Một trong những ca khúc gây sốt của Thanh Bùi ở thị trường nhạc Việt là Tình về nơi đâu. Đây là sản phẩm hợp tác giữa nam ca sĩ họ Bùi với nữ ca sĩ người Thái Tata Young sau chương trình Soundfest. Sau khi trình làng, bài hát này làm “điên đảo” công chúng yêu nhạc nhờ giai điệu mượt mà, cách phối khí hiện đại, văn minh.

ây là sản phẩm hợp tác giữa nam ca sĩ họ Bùi với nữ ca sĩ người Thái Tata Young sau chương trình Soundfest.

ây là sản phẩm hợp tác giữa nam ca sĩ họ Bùi với nữ ca sĩ người Thái Tata Young sau chương trình Soundfest.

Sau khi hoàn tất phần lời tiếng Anh ca khúc với tên Where Do We Go, Thanh Bùi và ca sĩ nổi tiếng người Thái Lan Tata Young đã họp báo ra mắt single Where Do We Go - Tình về nơi đâu phiên bản tiếng Anh tại Bangkok, Thái Lan với sự tham dự của gần 100 cơ quan báo chí Thái Lan. Ngoài ra, Thanh Bùi và Tata còn xuất hiện tại nhiều đài radio và các chương trình truyền hình của Thài Lan để quảng bá thêm cho single này. Qua giọng hát cao vút, đầy kỹ thuật của diva Thái Lan, nhạc phẩm Where Do We Go - Tình về nơi đâu nhận được rất nhiều sự khen ngợi của công chúng yêu nhạc Thái và giới truyền thông.

Thanh Bùi & Tata Young - Tình Về Nơi Đâu/ Where Do We Go.

Toàn bộ hình ảnh hậu trường chuyến thăm Việt Nam & Thái Lan để thực hiện single Where Do We Go của Tata Young và Thanh Bùi.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc