Thời gian gần đây, người hâm mộ Kpop nói chung và fan của nhóm NU'EST nói riêng đã không khỏi nuối tiếc trước thông tin họ sẽ phải tan rã khi 3/5 không tái kí hợp đồng với Pledis.
Bên cạnh sự quan tâm cho các hoạt động tiếp theo cũng như album cuối cùng của NU'EST, cư dân mạng cũng nổi lên tranh cãi xoay quanh chuyện liên tiếp có nhóm nhạc tan rã sau khi công ty mẹ của BTS là HYBE thâu mua lại các công ty nhỏ.
Cụ thể, câu chuyện netiezen lo lắng và xôn xao khi việc liên tiếp có nhóm nhạc tan rã khi HYBE mua lại công ty đó đang được bàn tán xôn xao. NU'EST trực thuộc Pledis Ent nhưng công ty này đã được HYBE mua lại vào năm 2020.
Trước NU'EST, cuộc tan rã đầy bất ngờ của GFriend cũng đã từng dấy lên những tranh cãi âm ỉ tương tự khi HYBE cũng là cái tên đã thâu mua lại Source Music. Hiện tại dân tình đang khá lo lắng cho tình trạng này khi HYBE thâu tóm nhiều công ty nhỏ nhưng sự đầu tư cho các nhóm nhạc, nghệ sĩ ấy lại không cao và nhiều.
Một netizen phân tích: "Khi HYBE không có đủ nhóm trong công ty, họ đã mua lại các nhóm và sử dụng tài nguyên. Nhưng khi các nhóm hết nổi tiếng và sau khi HYBE có TXT và ENHYPEN, họ tự động quay lưng lại với các nhóm này".
Việc liên tiếp có nhóm nhạc tan rã sau khi thâu mua lại công ty nhỏ, đã có không ít người đổ lỗi cho HYBE Labels vì đã có cách quản lý, điều hành cũng như thiếu đầu tư chỉn chu, dẫn đến việc họ tan rã.
Một số khác lại có ý kiến cho rằng mọi việc thực chất không phải do HYBE mà còn cần đánh giá nhiều yếu tố khách quan khác.
Và đây là một số phản ứng của netizen về vấn đề này:
- HYBE không phải nên chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra với GFriend sao?
- Đúng là cả NU'EST và GFriend đều trở nên tồi tệ hơn sau khi HYBE mua lại công ty của họ. Không hề có sự tiến triển nào.
- Việc loại bỏ những nhóm không kiếm ra tiền là đúng đắn, theo quan điểm của công ty. Họ không phải là một tổ chức từ thiện.
- Đáng lẽ bản thân HYBE chỉ cần làm tốt trong phạm vi của mình, cần gì phải đụng đến những công ty nhỏ chứ? Tôi ghét việc này.
- Hãy cẩn thận Seventeen!
- Tại sao NU'EST tan rã là lỗi của HYBE? Hợp đồng của họ đã kết thúc, và chỉ có hai thành viên quyết định ở lại. Nếu lỗi của công ty, hai thành viên đã không ở lại như trường hợp của GFriend.
- Thành thật mà nói, thực tế là đã có hai nhóm kết thúc gây ngỡ ngàng thế này. Khó mà chối cãi là HYBE không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến chuyện này.
Bạn nghĩ sao về tranh cãi này của Knet?