2020 có lẽ là năm vô cùng đặc biệt khi con số này đã khép lại và mở ra một thập kỷ mới với tất cả mọi người. Đồng thời đây cũng là dịp mà người người nhà nhà tất bật để chuẩn bị cho một năm mới nhiều dự định mới, may mắn mới. Bên cạnh những phong tục truyền thống như: trang phục, các món ăn, các trò chơi,… thì âm nhạc gần như là phần không thể thiếu trong mỗi độ năm mới về.
Nếu như tại Việt Nam, những ca khúc quen thuộc về mùa Xuân cứ thay nhau cất lên mỗi dịp năm mới về thì ở các quốc gia khác trên thế giới từ Á sang Âu, bạn có tò mò họ sẽ nghe gì vào dịp năm mới đến?
Châu Á - Mảnh đất với âm nhạc năm mới rực rỡ sắc màu
Tại các quốc gia Châu Á, năm mới là một thời điểm rất quan trọng khi đi kèm với nhiều phong tục tập quán đầy ý nghĩa, đây có thể được xem là dịp để gạt bỏ tất cả những điều không may của năm cũ để chào đón những cái mới. Cũng chính vì lẽ đó, mà những ca khúc về năm mới tại các quốc gia Châu Á thường mang giai điệu và ca từ tích cực, vui tươi với mong ước mang tới nhiều điều tốt đẹp.
Tại Việt Nam, mỗi dịp Tết cổ truyền, không khó để chúng ta có thể nghe được những giai điệu quen thuộc như: Mùa Xuân ơi, Ngày Tết quê em, Câu chuyện đầu năm,… Đây dường như là loạt ca khúc “bắt buộc” phải nghe vào dịp năm mới. Vì là những ca khúc có tuổi đời đã lâu, thế nên hầu như lứa khán giả 8x và 9x đời đầu đều thuộc nằm lòng từng câu hát đầy vui tươi, ý nghĩa.
Theo thời gian, âm nhạc Việt Nam ngày càng phát triển, cũng từ đó mà những ca khúc về năm mới, về mùa Xuân cũng trở nên đa dạng, phong phú và hợp thị hiếu khán giả hơn. Nổi bật những năm gần đây phải kể đến như: Hạnh phúc xuân ngời (Noo Phước Thịnh), Tuổi gì chẳng thích lì xì (Bích Phương ft Bình Gold), Giải nghiệp (Lip B)… Điểm chung của các ca khúc này là hướng đến đối tượng những người trẻ, đồng thời truyền thông điệp tích cực về Tết cổ truyền Việt Nam.
Hạnh phúc Xuân ngời - Noo Phước Thịnh
Tuổi gì chẳng thích lì xì (Bích Phương ft Bình Gold)
Giải nghiệp - Lip B
Xuân Về Con Cũng Về - Ưng Hoàng Phúc - Lam Trường - Phạm Quỳnh Anh
Đường về quê - Phương Mỹ Chi
Mặc dù là quốc gia được biết đến với truyền thống văn hóa lâu đời, hoành tráng thế nhưng người dân Hàn Quốc vẫn rất ưa chuộng nghe các ca khúc hiện đại vào dịp năm mới. Theo một vài cuộc bầu chọn gần đây, những ca khúc về mùa Xuân được người dân Hàn Quốc yêu thích có thể kể đến như: Spring Day (SNSD), Spring Spring Spring (Roy Kim), One Spring Day (2AM), Cherry Blossom Ending (Busker Busker),… Đa phần những ca khúc đều mang giai điệu ngọt ngào, tình cảm phù hợp với tiết trời trong veo đầu Xuân.
Spring Day - SNSD
Spring Spring Spring - Roy Kim
One Spring Day - 2AM
Cherry Blossom Ending (Busker Busker)
Nhật Bản - Xử sở hoa anh Đào cũng là nơi mà người dân rất quan tâm đến thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Vốn nối tiếng với truyền thống Manga và những bài hát đậm chất “comic”, âm nhạc ngày Tết của người dân Nhật Bản cũng mang một màu sắc rất riêng biệt, gắn liền với loài hoa Anh Đào. Một số ca khúc tiêu biểu có thể kể đến như: Sakura (Moriyama Naotaro), Sakura No Shiori (AKB48), Sakura, anata ni deaete, yokatta - RSP,…
Sakura - Naotaro Moriyama
Sakura No Shiori (AKB48)
Sakura, anata ni deaete, yokatta - RSP
Trong khi đó tại Trung Quốc, âm nhạc ngày Tết vô cùng đa dạng, điểm đặc biệt trong những ca khúc này chắc chắn phải nói tới những bản phối đậm chất lễ hội linh đình. Một số ca khúc tiêu biểu về Tết nguyên Đán được yêu thích tại Trung Quốc có thể kể đến như: Vạn năm đỏ, Năm mới vui vẻ, Chúc mừng chúc mừng, Có tiền hay không có tiền cũng về nhà đón Tết,…
Vạn năm đỏ - Nhạc Xuân Trung Hoa
Cung hỷ Cung hỷ - Trác Y Đình
Năm mới vui vẻ
Có tiền hay không có tiền cũng về nhà đón Tết
Phương Tây và những bản nhạc chào năm mới bất hủ
Mặc dù khác biệt nhau khá nhiều về khoảng thời gian đón năm mới, thế nhưng âm nhạc của người phương Tây vào dịp đặc biệt này thậm chí còn có sức ảnh hưởng khá lớn đến các quốc gia Châu Á. Vốn là một thị trường âm nhạc phong phú và khó tính bậc nhất thế giới, thế nên những ca khúc về năm mới của các nghệ sĩ phương Tây thật sự viral khắp các ngóc ngách mà không cần phân biệt rõ ra “nó” đang thuộc về đất nước nào.
Happy New Year của ban nhạc ABBA có thể được xem là “thánh ca năm mới” khi mà đây là bài hát gần như được vang lên tại tất cả các quốc gia mỗi độ Xuân về. Với sự nổi tiếng qua nhiều thập kỷ, Happy New Year đã được biến tấu không ít để trở nên mới mẻ và phù hợp hơn với văn hoá từng quốc gia. Tuy nhiên, tinh thần chung của bài hát vẫn khiến người nghe cảm thấy có gì đó vừa nôn nao, vừa bồi hồi khó tả.
Mặc dù Happy New Year rất phổ biến tại các quốc gia phương Tây nói riêng và trên thế giới nói chung, thế nhưng ngoài “thánh ca” này, không ít những ca khúc khác vẫn được ưa chuộng tại khu vực này.
Happy New Year - ABBA
Le Géant De Papier là một trong những ca khúc tiếng Pháp về mùa Xuân được nhiều người yêu thích. Vốn là đất nước nổi tiếng với nền văn hóa lãng mạn, thơ mộng thế nên Le Géant De Papier cũng thể hiện rất rõ tinh thần nước Pháp. Du dương, lãng mạn và đượm buồn là những gì người nghe sẽ cảm nhận được trong ca khúc này, đúng như cái tên đầy hoài niệm “Lạc mất mùa Xuân“. Tuy nhiên, không chỉ người dân nước Pháp, mà Le Géant De Papier đã được phổ lại với nhiều ngôn ngữ khác nhau để được nghe tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Le Géant De Papier
Auld Lang Syne nguyên bản là một bài thơ Scotland được ra đời vào năm 1788, tuy nhiên sau khi được phổ nhạc và thể hiện bởi Diva Mariah Carey, ca khúc trở nên thân thuộc với nhiều quốc gia phương Tây vào dịp năm mới. Với giai điệu du dương kết hợp hoàn hảo cùng giọng hát tuyệt vời của Mariah Carey, Auld Lang Syne được xem như là một trong những bản “thánh ca” năm mới tại nhiều quốc gia phương Tây.
Auld Lang Syne - Mariah Carey
Funky New Year nằm trong single Home Please Come For Christmas (1978) của nhóm Eagles. Bài hát như một viên đá quý của Eagles và được xem là sản phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp âm nhạc của họ. Funky New Year thường được mọi người mở lên vào mỗi dịp cuối và đầu năm cùng với những buổi party nhộn nhịp.
Funky New Year - Eagles