Logo Saostar - Special special

Giáo sư được cả Viện khóc chia tay khi về hưu: 'Tôi trở lại với những điều tâm huyết'

Giáo sư được cả Viện khóc chia tay khi về hưu: 'Tôi trở lại với những điều tâm huyết'

Giáo sư được cả Viện khóc chia tay khi về hưu: 'Tôi trở lại với những điều tâm huyết'

Giáo sư được cả Viện khóc chia tay khi về hưu: 'Tôi trở lại với những điều tâm huyết'

Giáo sư được cả Viện khóc chia tay khi về hưu: 'Tôi trở lại với những điều tâm huyết'

Ngày GS Nguyễn Anh Trí nghỉ hưu, từ đội ngũ y bác sĩ cho đến bệnh nhân viện Huyết học Truyền máu Trung ương đều khóc. Mọi người ôm, vẫy tay tạm biệt ông với gương mặt lã chã nước mắt rơi và giọng nói nghẹn lại vì thổn thức. Có lẽ, lâu lắm rồi, người ta mới chứng kiến một cuộc chia tay xúc động đến thế.

Buổi sáng hôm đó, GS Anh Trí còn đứng ở bệnh viện chia tay mọi người. Sáng nay, một ngày mùa đông Hà Nội rét buốt dịp cuối năm, GS vẫn ngồi làm việc ở bệnh viện nhưng không còn là viện Huyết học nữa mà chuyển thành cơ sở ven hồ Tây của một bệnh viện Đa khoa khác.

Giáo sư được cả Viện khóc chia tay khi về hưu: 'Tôi trở lại với những điều tâm huyết'

Vẫn không gian trắng toát, hơi lạnh và rất sạch sẽ của bệnh viện, xung quanh vẫn là bệnh nhân, các y tá, bác sĩ mặc áo blouse trắng… tất cả đều là những thứ GS Anh Trí đã quen thấy suốt hơn 30 năm qua. Chỉ có điều giờ đây, chúng được đặt ở một nơi khác, dưới một mái nhà khác và trong một không gian, bối cảnh khác biệt. Hoàn cảnh đó, ban đầu khiến ông buồn và thấy trống vắng. Gần 15 năm qua, GS vẫn quen với việc thức dậy và đến viện Huyết học, công việc lúc nào cũng bận rộn như một guồng quay.

Giờ đây, mọi thứ đã thay đổi.

“Những ngày đầu mới về hưu, tôi buồn nhiều lắm. Cảm giác như vừa mất đi một thứ gì đó quý giá khi phải xa rời tập thể mình yêu quý, gắn bó suốt gần 15 năm qua. Nhưng rồi chúng ta cũng chẳng thể sống mãi với nỗi buồn và mảnh ký ức cũ. Về hưu rồi thì phải tìm ra việc mà làm và tôi cũng còn rất nhiều thứ dang dở cần làm” - GS Trí chia sẻ.

Và rồi cuộc sống mới sau khi về hưu bắt đầu mở ra trước mắt GS Anh Trí: bận rộn hơn gấp nhiều lần nhưng cũng vui vẻ và thoải mái. Những ngày tháng về hưu tạo điều kiện để ông làm được nhiều thứ mình thích mà khi còn trong giai đoạn công tác, không có đủ thời gian để thực hiện.

Giáo sư được cả Viện khóc chia tay khi về hưu: 'Tôi trở lại với những điều tâm huyết'

Giáo sư được cả Viện khóc chia tay khi về hưu: 'Tôi trở lại với những điều tâm huyết'

Rời khỏi vị trí Viện trưởng không có nghĩa là GS Anh Trí đã cắt đứt toàn bộ mối liên hệ với bệnh viện cũ. Hiện tại, ông đang tập trung giải quyết nốt các hoạt động chuyên môn, thực hiện tiếp đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về vấn đề bệnh Thalassemia (hay còn gọi là tan máu bẩm sinh) và hướng dẫn cho các bác sĩ, Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh làm luận văn/luận án.

Bận rộn với nhiều hoạt động liên quan đến viện Huyết học nhưng quỹ thời gian GS dành cho nó không còn nhiều như trước. Hiện tại, nơi làm việc full-time của ông là bệnh viện Đa khoa khác với tư cách là Chủ tịch hội đồng cố vấn. Ngoài ra, thời gian này, GS cũng đang làm cố vấn để triển khai một số việc tại Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam (HERITIST CENTER) và Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam (HERITIST PARK), cũng như tiếp tục nhiệm vụ của Đại biểu Quốc hội, thực hiện lời hứa trước các cử tri. Lúc rảnh rỗi, ông dành thời gian để sáng tác thơ và nhạc.

Sau khi về hưu, khối lượng công việc cần giải quyết nhiều gấp 2-3 lần so với trước kia. Dù thế, GS vẫn cảm thấy vui vẻ, thoải mái bởi công việc không còn đặt nặng áp lực như một guồng quay mà hoàn toàn xuất phát từ ý nguyện và sở thích của ông.

“Làm việc sau khi về hưu giúp tôi học được nhiều điều hơn và có cơ hội truyền đạt kinh nghiệm cho mọi người”. GS Anh Trí nói rằng, vấn đề kinh tế từ lâu đã không còn là một chuyện đáng phải lo lắng với gia đình ông nhưng GS muốn có thêm nhiều thời gian để hoàn thành những công việc mình tâm huyết.

Giáo sư được cả Viện khóc chia tay khi về hưu: 'Tôi trở lại với những điều tâm huyết'

Sau khi về hưu, một đầu việc rất quan trọng đối với GS Anh Trí là tiến hành hoạt động thiện nguyện liên quan đến chuyên môn. Điển hình là việc tổ chức 1 đề án tầm soát và quản lý người mang gen bệnh Thalassemia trong cộng đồng mà trước hết là tại tỉnh Hòa Bình. Gần đây, GS đã phối hợp với bệnh viện mình đang làm việc, tổ chức khám, tầm soát miễn phí cho hơn 500 người tại đó. Đối tượng là những ai trong gia đình có người thân mắc Thalassemia hoặc những người quá nghèo, không có điều kiện tiếp cận việc thăm khám.

Giáo sư được cả Viện khóc chia tay khi về hưu: 'Tôi trở lại với những điều tâm huyết'

Công việc này phải trải qua khá nhiều khó khăn khi GS phải tự đi xin kinh phí tổ chức. Sau đó, ông cùng các y bác sĩ phải đến tận nhà, vận động, thuyết phục, cung cấp ô tô đón người dân đến địa điểm khám, tư vấn, lấy máu để làm các xét nghiệm tầm soát. Mẫu máu được đưa về Hà Nội phân tích và rồi các bác sĩ lại phải quay về Hòa Bình để phân tích kết quả cho từng người. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn tư vấn để người dân biết và kiểm soát nguồn gen bệnh.

“Hòa Bình là một trong những tỉnh có tỷ lệ người mang gen bệnh Thalassemia cao nhất Việt Nam”, GS Trí giải thích. Nhiều năm trong nghề và tập trung nghiên cứu căn bệnh tan máu bẩm sinh, ông hiểu rằng, Thalassemia đang diễn biến rất nặng nề tại Việt Nam và gây ra những cảnh tượng vô cùng đáng thương. “Nhiều cháu bé tuổi còn nhỏ nhưng đã phải sống cùng bệnh viện vì căn bệnh bẩm sinh này. Bệnh nhân ốm yếu, đoản thọ còn người nhà thì mệt mỏi, kiệt quệ vì lo chữa bệnh”.

Điều đáng nói, Thalassemia là một bệnh di truyền, vì thế, GS Anh Trí mong muốn có thể kiểm soát được gen bệnh này trên phạm vi quốc gia. Có như vậy, căn bệnh Thalassemia mới không trở thành vấn đề đáng lo ngại và gieo thêm những nỗi đau cho nhiều gia đình và các cháu bé.

“Tôi vẫn đang ấp ủ giấc mơ nhân rộng dự án này! Sang năm tới, dự án sẽ tiếp tục tại Hòa Bình với quy mô lớn hơn. Hiện tại, tôi đã xin được 1 tỷ tài trợ. Tôi hy vọng từ những kinh nghiệm của Hòa Bình, sẽ có thêm nhiều tỉnh thành khác người dân được thăm khám, tầm soát miễn phí” - ông Trí nói thêm.

Giáo sư được cả Viện khóc chia tay khi về hưu: 'Tôi trở lại với những điều tâm huyết'

Năm nào, người lao động cũng có lịch nghỉ Tết nhưng một số ngành đặc thù, Tết hay ngày thường, họ vẫn đều phải làm việc. Đối với GS Trí, gần 15 năm công tác tại Viện Huyết học - Truyền máu là từng ấy năm ông chưa một lần về quê ăn Tết.

“Năm nào cũng như năm nào, tôi hầu như ở lại viện ăn Tết cùng bệnh nhân và đồng nghiệp. Vào thời khắc giao thừa mọi người gồm nhân viên và sinh viên trực, đôi khi có cả bảo vệ quây quần ở Viện, ăn với nhau bữa cơm vui vẻ đón năm mới. Thường sau 3h sáng tôi mới rời Viện về nhà mình. Thoắt cái đã 15 năm rồi không về quê đón Tết”, GS Anh Trí nói.

Công việc bận rộn cuốn ông vào guồng quay khó dứt ra, nhiều lúc cũng muốn nghỉ về quê đón Tết nhưng lịch làm việc dày đặc khiến ông không có đủ thời gian. Nếu có về, GS cũng không được yên tâm khi lúc nào cũng phải nghĩ đến bệnh nhân và tập thể y bác sĩ, lo lắng những ngày không có mình, lỡ xảy ra chuyện gì, ai sẽ là người đứng ra xử lý. Đối với người gánh trọng trách đứng đầu một bệnh viện, trách nhiệm dường như lúc nào cũng đè nặng 2 vai.

“Năm nay nhận quyết định nghỉ hưu, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là phải về quê ăn Tết và nghĩ đến đó, tôi thực sự cảm thấy rất vui. Gia đình, người thân, bạn bè trong quê của tôi biết tin này cũng rất vui”. GS Trí nói, ngoài chuyện về quê, ông cũng sẽ đi du lịch ở Quảng Bình quê ông vào dịp Tết. Những suy nghĩ thoải mái và cuộc sống tự tại sau khi về hưu làm ông khá vui vẻ, hạnh phúc.

Giáo sư được cả Viện khóc chia tay khi về hưu: 'Tôi trở lại với những điều tâm huyết'

Buổi chia tay đẫm nước mắt ngày về hưu tại BV Huyết học khiến nhiều người cảm động, nhưng cũng có người lại nghĩ rằng, GS Anh Trí đã tạo nên một màn kịch để PR bệnh viện, quảng cáo bản thân. Đáp lại thái độ đó, nhiều người trong viện và cá nhân ông khẳng định, tất cả hoàn toàn là tình cảm chân thành. Điều khiến GS cảm động không chỉ là một buổi chia tay mà vì đã nhận ra, gần 15 năm qua, mình luôn được tập thể viện Huyết học yêu quý, trân trọng đến nhường nào.

Giáo sư được cả Viện khóc chia tay khi về hưu: 'Tôi trở lại với những điều tâm huyết'

Giáo sư được cả Viện khóc chia tay khi về hưu: 'Tôi trở lại với những điều tâm huyết'

Ngày đưa quyết định về hưu đến phòng làm việc, cô văn thư lặng lẽ đặt nó ở bàn làm việc của GS rồi không một lời, nhanh chóng quay đi. Lạ lẫm vì thái độ ấy, GS theo dõi qua camera ở phòng làm việc và phát hiện, cô văn thư chạy ra nói với vài người, rằng viện trưởng sắp về hưu rồi và ai nấy đều buồn, có người mắt đỏ hoe, sụt sùi.

Một buổi trưa thứ 7, mấy cô y tá kéo lên phòng GS. Thấy GS bắt đầu dọn dẹp đồ đạc để rời đi, tất cả lẳng lặng ra ngoài. Nhìn thấy ông, họ không cầm nổi nước mắt nên dường như lúc nào cũng muốn tránh mặt. Qua camera, GS Anh Trí thấy mấy cô y tá ôm nhau khóc nức nở.

Biết tin GS sắp về hưu, anh lái xe ngày thường vẫn đảm nhận việc đưa đón ông bỗng run lên bần bật. Rồi không thể làm chủ, anh dừng lại, nói GS cho phép anh được khóc một lần thật đã để có thể tiếp tục trấn tĩnh mà lái xe.

Nhiều cuộc điện thoại, tin nhắn, comment gửi qua zalo… những lời yêu thương, nhung nhớ; nhiều cuộc viếng thăm của đồng nghiệp cũ ở Viện huyết học vẫn không ngừng diễn ra hằng tuần. Có những buổi chiều, khi đứng ở phòng làm việc trên tầng 7 ở ven hồ Tây, ông chợt nhìn thấy có những người là cán bộ, nhân viên của Viện Huyết học đứng dưới đường, ngóng lên chỗ ông đang làm việc. Chỉ thế thôi, sau đó họ lại lên xe đi về nhà. Có lần, GS gọi điện hỏi thì họ trả lời: “không có gì chú ạ, cháu chỉ nhớ chú thôi!”.

….Vẫn còn rất nhiều câu chuyện nhỏ cảm động như thế đã giúp GS nghiệm ra rằng, tình cảm giữa con người với nhau không thể bộc lộ ra một cách chân thành nếu không có cả một hành trình gắn bó, xây dựng và phát triển tình cảm. Giọt nước mắt ngày chia tay, khi rơi xuống cũng không phải chỉ là một phút tiếc nuối, xót xa… mà vì nỗi buồn đã âm thầm cháy ở trong lòng và bởi tình cảm kính trọng, ngưỡng mộ mọi người dành cho ông đã được củng cố suốt bao năm.

Giáo sư được cả Viện khóc chia tay khi về hưu: 'Tôi trở lại với những điều tâm huyết'

Giáo sư được cả Viện khóc chia tay khi về hưu: 'Tôi trở lại với những điều tâm huyết'

“Tình cảm chân thành của mọi người khiến tôi xúc động. Tôi nghĩ rằng dù có nghỉ hưu hay cả lúc chết đi, tôi cũng không quên quãng thời gian được làm việc và cống hiến tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương“, GS. Anh Trí nói.

Khi tôi hỏi, làm thế nào GS lại được mọi người yêu quý như thế, ông chỉ cười. Rồi GS bảo: “Phải sống thật có trách nhiệm với nhau. Là thủ trưởng lại càng phải có trách nhiệm hơn đối với nhân viên trong tất cả mọi mặt! Nếu làm được như vậy, tôi tin ai cũng có được những khoảnh khắc yêu thương và hạnh phúc như tôi đã từng có”.

Giáo sư được cả Viện khóc chia tay khi về hưu: 'Tôi trở lại với những điều tâm huyết'

Cuộn xuống để đọc tiếp Đọc
tiếp