Logo Saostar - Special special

Chuyện ở xóm ốc Sài Gòn phần 2: Thằng Trớt ‘thánh ốc’ và thằng Phố ‘rau muống’

Chuyện ở xóm ốc Sài Gòn phần 2: Thằng Trớt ‘thánh ốc’ và thằng Phố ‘rau muống’

Chuyện ở xóm ốc Sài Gòn phần 2: Thằng Trớt ‘thánh ốc’ và thằng Phố ‘rau muống’

Chuyện ở xóm ốc Sài Gòn phần 2: Thằng Trớt ‘thánh ốc’ và thằng Phố ‘rau muống’

Chuyện ở xóm ốc Sài Gòn phần 2: Thằng Trớt ‘thánh ốc’ và thằng Phố ‘rau muống’

Sở dĩ gọi là thằng Phố rau muống bởi vì thằng nhỏ này chuyên trị các loại rau muống lớn
và nhỏ trong khu vực quanh xóm ốc. Sáng sáng thì cu cậu sẽ mang theo 1 cái bao rồi đi
qua chỗ cái sông nhỏ gần đấy cắt rau muống. Khi đi cậu không bao giờ quên lời mẹ dặn:
“Không đủ 10 ký là ăn đòn nha con.” Vậy là mỗi người dân trong xóm đều quen với cái
dáng tròn trĩnh và làn da bánh mật của cậu nhỏ với cái bao không mang đi và đầy ắp rau
muống mang về.

Chuyện ở xóm ốc Sài Gòn phần 2: Thằng Trớt ‘thánh ốc’ và thằng Phố ‘rau muống’

Nhưng nếu chỉ thế thì chắc cậu Phố đã không nổi tiếng như vậy do trẻ con xóm này
chuyện bắt ốc, hái rau là chuyện bình thường. Phố nổi tiếng 1 phần còn nhờ vào biệt tài
“thông tấn xã” của mình khi luôn nắm hết mọi chuyện trong ngoài lớn nhỏ trong xóm.

Hôm nay nhà này ăn món gì, nhà kia bắt được nhiêu ốc hay đứa nào đi học mấy giờ về,
mấy giờ ăn uống, tắm rửa. Phố nắm lịch trong lòng bàn tay, nhưng không phải để nhiều
chuyện. Mà quan tâm chơi vậy thôi, do cái xóm nghèo ai cũng cắm mặt kiếm tiền thì hơi
đâu mà ngó nhau. Ở đâu lại ra cái ông nhỏ này, ai làm gì ổng cũng ngó một chút. Đi ra
đường gặp chỗ nào có ốc thì chạy về báo cho mấy đứa trong xóm ra bắt, có đồ gì hay thì
kêu tụi nó ra chơi, ai cần khiêng vác cái gì phụ thì cu cậu cũng xấn tới làm chẳng kịp gọi.
Phải mà ai cũng “nhiều chuyện” như cách của Phố thì cuộc sống này dã tươi đẹp biết mấy
rồi.

Chuyện ở xóm ốc Sài Gòn phần 2: Thằng Trớt ‘thánh ốc’ và thằng Phố ‘rau muống’

Phố chơi thân với Trớt, hai thằng cũng hay đánh nhau nhưng lúc hỏi đùa đánh nhau vậy mà còn chơi với nhau chi thì Phố chỉ cười: “Đánh vậy thôi chứ em thương thằng Trớt lắm…

Phố có nuôi một con chó riêng và nuôi chung thêm 1 con chó với thằng hàng xóm. “Nghề cắt rau muống” của Phố thu nhập cũng bấp bênh nên có hôm cho chó uống sữa, có bữa chỉ nhín được chút đồ ăn ra chó thôi. Nhưng cu cậu háo hức khoe: “Em thích lớn lên làm bác sĩ thú y để chữa bệnh cho động vật. Em thương tụi nó lắm.

Chúng tôi theo chân Phố ra cái sông nhỏ nơi em cắt rau muống, Phố bơi ra giữa dòng với cái bao vắt trên vai và cái dao nhỏ. Em đưa mắt về phía chúng tôi cười toe toét kêu: “Chị ra quán nước đầu đường kêu gì uống đi

Chuyện ở xóm ốc Sài Gòn phần 2: Thằng Trớt ‘thánh ốc’ và thằng Phố ‘rau muống’

Ở đây nắng lắm, lát em cắt xong em kêu chị. À chị có tiền uống không đó, không có thì em cho nè tiền cắt rau hôm qua còn.” Phố nói hồn nhiên là vậy, quan tâm người khác là vậy mà sao ai cũng thấy chạnh lòng. 13 tuổi đầu em đáng ra phải được nhiều hơn vậy. Mà sao nhìn ra giữa dòng sông, thấy Phố cứ trôi mãi bé nhỏ vô cùng. Hay phải chăng đó không phải dòng sông mà là dòng đời đang cuốn lấy em.

Còn bao nhiêu đứa nhỏ đang gồng mình bơi giữa dòng đời ngoài kia nữa?

Chuyện ở xóm ốc Sài Gòn phần 2: Thằng Trớt ‘thánh ốc’ và thằng Phố ‘rau muống’

Chuyện ở xóm ốc Sài Gòn phần 2: Thằng Trớt ‘thánh ốc’ và thằng Phố ‘rau muống’

Thằng Trớt thì không được lanh lợi như thằng Phố nhưng nói về độ tháo vát và tài bắt ốc
thì chắc trong xóm không ai qua nổi cu cậu này. Khi người lớn còn đang ngủ thì Trớt đã
đi bắt ốc, tức là khoảng 4h sáng là cu cậu đã lên đường đi oanh tạc các mương, ao dọc
đường Nguyễn Văn Linh.

Và khi người lớn bắt đầu đi bắt ốc thì Trớt đã về với 1 bao ốc to và chuẩn bị luộc ốc. Một
mình Trớt sẽ làm tất cả các khâu từ bắt đến luộc rồi đãi ốc lấy thịt. Cái dáng nhỏ gầy gò
của cậu bé 13 tuổi giữa cái xóm nhỏ ấy cứ làm người ta thấy day dứt. Không biết phụ em
thế nào lại càng không dám hỏi em lấy sức đâu ra mà làm hơn cả người lớn vậy.

Chắc là sức lực đó lấy từ hoàn cảnh gia đình em mà ra, khi ba đang nằm viện sau khi bị
tai nạn lao động trong lúc đi làm thợ hồ còn mẹ thì gần như luôn túc trực trong bệnh viện
để chăm sóc cho ba. Trớt bỗng từ một cậu bé trở thành trụ cột trong nhà kiêm luôn việc
lo cho em gái nhỏ.

Trớt ít nói và ngại người lạ, trên gương mặt vẫn còn nét thơ ngây của một đứa trẻ chưa
lớn kịp. Nên khi “rà trúng đài” thì Trớt mở lòng hơn và kể nhiều hơn về cuộc sống của
em. Nghỉ học khi vừa được học lớp 1, con chữ đối với Trớt là cái gì đó vừa xa xôi và ước
vọng. Nên khi được hỏi có muốn đi học lại không Trớt chỉ cúi mặt: “Em thích đi học
lắm.

Chỉ 4 chữ như vậy nhưng cả một vùng tối hiện ra bao trùm lấy em, hỏi thích vậy sao
không đi học thì em chỉ lắc đầu. Cái chữ sao mà xa xôi quá còn em thì bé nhỏ quá. Nếu
em đến trường thì cơm áo gạo tiền ai lo, người ba nằm trong bệnh viện sẽ thế nào còn em gái nhỏ vẫn còn cần chở che từ thằng anh “lớn”.

Chuyện ở xóm ốc Sài Gòn phần 2: Thằng Trớt ‘thánh ốc’ và thằng Phố ‘rau muống’

Mỗi ngày bắt cả chục kí ốc, rồi quần quật làm chẳng thua một người lớn nào mới thấy
Trớt mạnh mẽ chừng nào. Những đứa trẻ nghèo bọn nó có bản năng sinh tồn rất lớn mà
ngay cả trong ánh mắt cũng ánh lên một nét khao khát được sống mãnh liệt.

Trớt hay dõi mắt nhìn theo những đứa bạn trong xóm đến trường, cái nhìn len lén nhưng
tỏ ra bất cần. Cái nhìn của một đứa nhỏ đứng giữa ranh giới của tuổi thơ và người lớn.
Không ai đưa tay về phía em cả.

Như tất cả những đứa nhỏ trong cái xóm này, Trớt vẫn phải lớn lên thôi Cái khôn lớn ở
đây còn nhanh hơn dòng đời ngoài kia. Nhưng giá như có cái chữ để đời em còn có chút
tươi sáng, để đọc được những dòng chữ hay hát một bài ca. Hát lên cho đời đỡ buồn, em.
nhỉ?

Chuyện ở xóm ốc Sài Gòn phần 2: Thằng Trớt ‘thánh ốc’ và thằng Phố ‘rau muống’

Cuộn xuống để đọc tiếp Đọc
tiếp