Logo Saostar - Special special

Myra Trần Minh như: Chặng đường từ 'Nhân tố' Việt Nam đến giấc mơ 'Thần tượng' Mỹ - mấy ai hiểu thấu?

Myra Trần Minh như: Chặng đường từ 'Nhân tố' Việt Nam đến giấc mơ 'Thần tượng' Mỹ - mấy ai hiểu thấu?

Myra Trần Minh như: Chặng đường từ 'Nhân tố' Việt Nam đến giấc mơ 'Thần tượng' Mỹ - mấy ai hiểu thấu?

Myra Trần Minh như: Chặng đường từ 'Nhân tố' Việt Nam đến giấc mơ 'Thần tượng' Mỹ - mấy ai hiểu thấu?

Lúc đấy tôi không khỏi bật cười khi trong lúc nói chuyện, Minh Như lại hay cao hứng “phiêu” theo một vài ca khúc. Lúc đó, cũng là lần đầu tiên tôi được nghe em hát ở một cự li gần đến vậy, mỗi khi Myra hát, cứ như lại đang lạc vào một thế giới rất riêng của mình. Và đến khi em cao hứng cất giọng theo It's A Man's Man World của James Brown theo lối hát “thét ra lửa” của Christina Aguilera hồi Grammy 2007, tôi đã thấy trái tim mình hoàn toàn bị giọng hát của em chinh phục. Máu lửa, vang và sáng bừng khí thế, những nốt luyến láy được áp dụng triệt để, và mang dáng dấp của một diva, đó là những gì tôi có thể kết luận về giọng hát Minh Như. Và tôi hiểu vì sao HLV Hồ Quỳnh Hương năm nào đã tin tưởng và tranh đấu để Minh Như có được ngôi vị Quán quân Nhân tố Bí ẩn 2016 đầy xứng đáng và tự hào.

Myra Trần Minh như: Chặng đường từ 'Nhân tố' Việt Nam đến giấc mơ 'Thần tượng' Mỹ - mấy ai hiểu thấu?

Myra Trần Minh như: Chặng đường từ 'Nhân tố' Việt Nam đến giấc mơ 'Thần tượng' Mỹ - mấy ai hiểu thấu?

Nhưng, xuyên suốt lần gặp đầu tiên ấy, ấn tượng lớn nhất của tôi với Myra chính là cá tính rất mạnh mẽ và cái tôi nghệ sĩ không thể nghĩ bàn. Myra có thể nói rất nhiều về những nghệ sĩ mà mình thần tượng, nhưng luôn chốt bằng một câu: “Em không phải là cô ấy. Em vẫn chỉ là chính em. Em hoàn toàn không muốn khán giả nhớ đến em vì em là bản sao của một ai đó.” Minh Như trăn trở nhiều về con đường ca hát lắm chông gai, về việc mình cứ mãi loay hoay tìm một chỗ đứng và vị thế,… những trăn trở rất thực tế mà bất kì người nghệ sĩ nào cũng đều có một nỗi lo chung. Nhưng trong những trăn trở đó, Minh Như không tuyệt vọng, vẫn là cô gái hay cười, vẫn hồn nhiên sau mỗi lần hát: “Nghe em hát được không?” với đôi mắt sáng lên niềm vui khi được ca hát. Để rồi trả lời sao để diễn tả hết được đây? Chỉ biết cười và vỗ tay khi được thưởng thức giọng hát ấy mà thôi.

Đêm Chung kết Giọng Hát Việt Nhí 2018, Minh Như lần đầu trở lại một sân khấu lớn sau hơn một năm vắng mặt. Khán giả nhận ra cô gái ngày nào với giọng hát bản năng đã trở lại, mạnh mẽ, trưởng thành và với một giọng hát rõ ràng đã được qua trui rèn. Lúc chiến thắng Nhân tố Bí ẩn 2016, Minh Như như một viên ngọc thô vừa được khai phá. Hơn hai năm sau đó, em đã là một viên ngọc qua nhiều mài giũa, sáng và kiên cường, không còn vẻ non nớt, mà đã thực sự là một nữ nghệ sĩ, đang chinh phục bước đường phía chước bằng chính thực lực và tài năng của mình.

Ca khúc mà Minh Như chọn để biểu diễn khi đó là Chặng đường bao xa, phiên bản Việt Nam của How Far I'll Go, ca khúc chủ đề của bộ phim Moanna nổi tiếng. Bạn đã từng xem qua bộ phim Disney này chưa? Bất giác tôi cảm thấy Minh Như giống cô gái Moanna đến kì lạ: cá tính, kiên cường, khởi đầu từ những bó buộc và rào cản, luôn khát khao vươn ra đại dương dù biết rõ nơi ấy có rất nhiều chông gai và mạo hiểm. Tôi biết, Minh Như sẽ thành công hơn nữa sau này, mọi thứ chỉ mới là bước khởi đầu ở độ tuổi quá trẻ.

Minh Như hát Chặng đường bao xa tại Chung kết Giọng Hát Việt Nhí 2018.

Myra Trần Minh như: Chặng đường từ 'Nhân tố' Việt Nam đến giấc mơ 'Thần tượng' Mỹ - mấy ai hiểu thấu?

Sau đêm Chủ nhật ấy, Minh Như lại về Mỹ. Cả hai vẫn tiếp tục trao đổi với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới đất thông qua chiếc màn hình máy tính, dù múi giờ cách nhau khá chênh lệch. Minh Như vẫn đi học ở trường cấp 3, vẫn thức khuya để làm bài tập, chuẩn bị hành trang để bước vào Đại học. Một mặt vẫn đều đặn đi diễn phục vụ kiều bào hải ngoại, lại cùng đếm ngược đến ngày American Idol phát sóng đầu tiên. Hôm quảng cáo của American Idol phát sóng trong khung giờ vàng của Oscar, gọi điện cho Minh Như mà cô gái không kềm được cảm xúc mà nghẹn giọng, dù biết rõ mình sẽ được lên sóng, đồng thời đã xem đi xem lại nhiều lần đoạn quảng cáo ấy rồi.

Chờ mãi cũng đến ngày 3/3 mà chúng tôi hay gọi đùa vui là “định mệnh”: là ngày phát sóng vòng Audition của American Idol 2019. Mọi người ắt hẳn còn nhớ Myra của chúng ta đã tạo nên một cơn bão như thế nào ngay sau khi màn trình diễn của mình được lên sóng: tên tuổi của cô bé tràn ngập khắp tất cả các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam và ở cả cộng đồng người Việt hải ngoại - cũng đã một thời gian rồi, cả đất nước lại mới có thể vui một niềm vui chung, các nghệ sĩ Việt Nam gửi đến Myra cơn mưa lời chúc mừng và khen ngợi. Hàng trăm nghìn người Việt Nam bắt đầu tìm kiếm những cụm từ Myra Trần, Minh Như, Trần Minh Như,….

Myra Trần Minh như: Chặng đường từ 'Nhân tố' Việt Nam đến giấc mơ 'Thần tượng' Mỹ - mấy ai hiểu thấu?

Dù có thể là ý kiến hoàn toàn mang tính chủ quan, nhưng cũng không thể không đồng tình với ý kiến của Minh Như: “Quán quân American Idol phải là người Mỹ”. Quả thật, dù là một quốc gia tự nhận là đa chủng tộc, đa văn hóa, nhưng trong tiềm thức của đại đa số người Mỹ vẫn có những rào cản nhất định về màu da, về ngôn ngữ, đó là điều mà ai cũng có thể cảm nhận được. Dù có sử dụng thành thục tiếng Anh đến như thế nào, thì tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ thứ hai, tuyệt nhiên không phải là tiếng mẹ đẻ - thế nên cho dù cô có gắng sức đến như thế nào, thì ngôn ngữ, cách phát âm của người Việt vẫn gặp nhiều hạn chế khi đối đầu trực diện với những thí sinh người Mỹ chính gốc. Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận một điều rằng: dù Myra có cố gắng thế nào đi nữa, em cũng sẽ rất khó để tiến sâu hơn vào vòng trong.

Myra Trần Minh như: Chặng đường từ 'Nhân tố' Việt Nam đến giấc mơ 'Thần tượng' Mỹ - mấy ai hiểu thấu?

Phong cách của Minh Như, dù em có cố gắng tách biệt để trở thành một phong cách riêng của cá nhân, thì vẫn ảnh hưởng rõ nét của “trường phái” diva. Ngay từ những ngày đầu xuất hiện trên Nhân tố Bí ẩn 2016, thì Minh Như đã chứng tỏ mình là một người ảnh hưởng rất rõ của “trường phái” này: ưa chuộng những ca khúc nước ngoài của những giọng ca “khủng”, đi vào huyền thoại thế giới: Whitney Houston, Christina Aguilera và Beyoncé, khi hát ca khúc Việt Nam, Minh Như cũng lựa chọn những ca khúc dân gian đương đại “khó nhằn” như Trên đỉnh Phù Vân. Vòng Audition tại American Idol 2019, Minh Như lại tiếp tục lựa chọn One Night Only với phong cách của nữ danh ca da màu Jennifer Hudson để lấy cho mình tấm vé vàng đến Hollywood.

Myra Minh Như và One Night Only chinh phục Katy Perry, Lionel Richie và Luke Bryan.

Có thể nói, Minh Như đã vô cùng nhất quán trong việc định hình phong cách của mình, biết được ưu điểm về giọng hát nên luôn lựa chọn những ca khúc “máu lửa” với những nốt cao chót vót, những nốt luyến láy phức tạp đòi hỏi kĩ thuật thanh nhạc “không phải dạng vừa” để có thể phô ra hết tất cả sự lộng lẫy, đẹp đẽ từ giọng ca “khổng lồ” của mình. Và rõ ràng, cô gái ấy đã gặt hái được những thành công ngay bước đầu, chứng tỏ sự lựa chọn của bản thân không sai. Trong thị trường âm nhạc Việt Nam hiện tại, đặc biệt là trong thế hệ trẻ như của Minh Như, không phải ai cũng sở hữu được chất giọng dày, khỏe và kĩ thuật đến vậy.

Myra Trần Minh như: Chặng đường từ 'Nhân tố' Việt Nam đến giấc mơ 'Thần tượng' Mỹ - mấy ai hiểu thấu?

Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung thị hiếu nghe nhạc của người Mỹ trong vòng 5 năm đổ lại đây, ta lại càng thấy phong cách của Myra theo đuổi đã không đi theo đúng gout âm nhạc của đại chúng Mỹ. Trường phái mà Minh Như theo đuổi tạm xếp vào những ca khúc powerhouse ballad, những bản pop ballad với sự bùng nổ của cảm xúc và giọng hát với các đoạn cao trào gây ấn tượng mạnh với khán giả. Dù muốn hay không, ta cũng phải đối diện thẳng với vấn đề: đã qua rồi thời kì người Mỹ ưa chuộng những giọng ca “máu lửa” như thời “bộ ba diva” Whitney Houston, Mariah Carey, Celine Dion “làm mưa làm gió” những năm 90 của thế kỉ trước - cũng đã qua rồi thời kì người Mỹ lại phát cuồng vì Christina Aguilera để phong cho cô danh hiệu “Giọng ca của thế hệ”.

Xem các bình luận trên mạng xã hội, có thể thấy, rất đông khán giả đã góp ý Minh Như về vấn đề oversing - tức “làm quá” khi hát, đưa những câu hát bình thường trở nên phức tạp với các nốt luyến láy và các nốt cao ngẫu hứng cốt để khoe giọng. Tuy nhiên, cũng đến lúc phải nhìn nhận công bằng: những lúc mà khán giả cho rằng em “oversing” chính là những lúc thăng hoa nhất và bùng nổ nhất trên sân khấu của cô gái. Nếu không “oversing” thì thế giới chắc chắn đã không có màn trình diễn đi vào huyền thoại của Christina Aguilera tại Grammy 2007 với màn tưởng niệm James Brown bằng ca khúc It's A Man's Man World: Xtina đã hát “quên mất trời trăng mây gió”, hát như thể đó là lần cuối cùng biểu diễn trên sân khấu với 200% máu lửa, mọi kĩ thuật thanh nhạc đều bị gạt qua lúc đó, chỉ còn là giọng hát đầy bản năng đến đáng sợ. Nhưng, nhấn mạnh một điều, chúng ta cũng không cổ súy cho việc “oversing” - và rõ ràng Minh Như cần phải học tập và trau chuốt hơn nữa để có thể điều khiển thuần thục giọng hát của mình và tiết chế sự bản năng lại, đây là điểm hạn chế mà em cần khắc phục.

Myra Trần Minh như: Chặng đường từ 'Nhân tố' Việt Nam đến giấc mơ 'Thần tượng' Mỹ - mấy ai hiểu thấu?

Nhìn một chút vào BXH Billboard Hot 100 hiện tại cũng như kết quả giải Grammy 2019 vừa qua, ta có thể thấy rất rõ người Mỹ hiện tại chuộng indie-pop, trap-pop, rap/ hip-hop, country,… trong khi giai đoạn 2014 - 2016 là EDM; giai đoạn 2010 - 2013 là pop, dance; giai đoạn 2007 - 2009 là r&b, hip-hop,… gu nghe nhạc của người Mỹ rõ ràng biến đổi mạnh theo chu kì nhất định, nhưng rất tiếc Minh Như đã không “rơi” vào đúng giai đoạn mà người dân xứ cờ hoa chuộng các bản powerhouse ballad…

American Idol 2019 không phải là cuộc thi tìm ra giọng hát khỏe nhất, kĩ thuật phức tạp nhất hay “máu lửa” nhất, mà nó tìm ra một “thần tượng âm nhạc” phù hợp với thị hiếu chung của đám đông. Nên nhớ kết quả của các vòng thi phụ thuộc một phần lớn vào sự lựa chọn của khán giả. Maddie Poppe, người chiến thắng American Idol 2018 là một ca sĩ theo đuổi dòng nhạc indie pop và folk (một người bà con xa của country). Trent Harmon, quán quân American Idol 2016, là một ca sĩ country và soul chính hiệu. Bấy nhiêu cũng đủ phản ánh về phong cách mà khán giả American Idol ưa chuộng và có khả năng cao trở thành quán quân như thế nào - nhưng rất tiếc, Minh Như đã không là hình tượng mà số đông người Mỹ ưa thích trong thời điểm hiện tại. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phủ nhận tài năng của Minh Như! Em vẫn tài năng, sở hữu một giọng hát “khủng” không nhiều người có được và đang được rèn giũa hàng ngày để càng phát triển thêm.

Myra Trần biểu diễn How Far I'll Go tại vòng thi diễn ra tại Hawaii, khép lại hành trình American Idol 2019.

Myra Trần Minh như: Chặng đường từ 'Nhân tố' Việt Nam đến giấc mơ 'Thần tượng' Mỹ - mấy ai hiểu thấu?

Cuối cùng, Minh Như vẫn sẽ là Minh Như, không một ai khác có thể thay thế, không là bản sao của bất kì ai. Theo dõi quá trình cô gái ấy từ một thí sinh non nớt trong Vòng Lộ diện của Nhân tố Bí ẩn 2016 để rồi cô gái ấy đã tiến xa đến mức này: người Việt Nam đầu tiên lọt vào top 40 của American Idol, đó là một hành trình dài của sự nỗ lực, tự vươn lên không ngừng nghỉ, là hành trình của đam mê và chứng minh, của chinh phục thử thách, và nó đã truyền cảm hứng cho không ít những giọng ca trẻ. Đời người không thiếu những lần vấp ngã, nhưng mỗi khi một cánh cửa khép lại, một cánh cửa khác lại mở ra, hơn thua nhau ở chỗ biết nắm bắt được cơ hội để tự mình vươn lên hay không. Và tôi tin, với một niềm tin chân thật, với Myra Trần Minh Như, cô gái ấy sẽ thành công!

Myra Trần Minh như: Chặng đường từ 'Nhân tố' Việt Nam đến giấc mơ 'Thần tượng' Mỹ - mấy ai hiểu thấu?

Cuộn xuống để đọc tiếp Đọc
tiếp