Sắc màu Cuộc Sống

Mẹ bỉm sữa phát hoảng với 'bí kíp tra tấn học sinh mầm non'

Chia sẻ

"Là giáo viên mầm non nên mình biết rất rõ các cách phạt học sinh mà không để lại dấu vết, nhưng dấu vết trong tâm hồn trẻ thì sẽ không bao giờ mất được..."

Ngày 13/10, tài khoản Facebook V.N đã chia sẻ một bài viết khiến cộng đồng các bà mẹ “bỉm sữa” phải giật mình, thót tim. Bài viết tập hợp những chiêu thức “phạt học sinh mà không để lại dấu vết” được cho là do chính một giáo viên mầm non tiết lộ. 

baohanhtreem (8a)

Bài chia sẻ trên trang cá nhân của chị V.N vào ngày 13/12.

Nguyên văn các hình phạt trẻ vô cùng tàn nhẫn được liệt kê trong bài viết gồm có:

- Đánh vào đầu, tay, chân; tát vào mặt, lôi kéo trẻ đi.
- Giật tóc, nhất là tóc mai.
- Đánh, chích, nhéo vô những chỗ kín, khó phát hiện như nách, bộ phận sinh dục của trẻ.
- Nhét đồ đạc vào miệng trẻ, ví dụ như cả cục đất nặn.
- Bóp miệng bắt nuốt thức ăn, tát vào mặt. Thậm chí ói ra, bắt cho ăn lại.
- Lấy móng tay bấm vào ót của trẻ hoặc dùng dây thun bắn vào người (sau ót).
- Ký đầu, đánh vào lòng bàn tay, bàn chân của trẻ, đánh cho khỏi thấy dấu. 
- Đánh trẻ thâm tím hết cả 2 bên mông.
- Đánh bằng cây thước kẻ bằng nhựa mỏng, vả vào mặt trẻ, vết đỏ ửng lên sẽ mau chóng lặn đi.
- Ấn đầu trẻ, rồi quát im mồm, không cho trẻ khóc.
- Dán băng keo vào miệng trẻ không cho khóc.
- Phạt dốc ngược người của trẻ lên, cầm chân trẻ kéo đi khắp phòng, lấy tóc lau nhà.

baohanhtreem (3)

Dọa bỏ trẻ vào thùng nước là một ví dụ điển hình cho “cách phạt học sinh không để lại dấu vết nhưng dấu vết trong tâm hồn trẻ thì sẽ không bao giờ mất được”. Ảnh minh họa

- Phạt không cho ngủ trưa, không cho chơi, không cho ăn…khi các bạn xung quanh đều được sinh hoạt bình thường. Không cho chơi gì cả, đến lớp chỉ được ngồi một chỗ.
- Phạt úp mặt vào tuờng nhà vệ sinh.
- Phạt bắt trẻ đứng vào góc tường, đấm vào tường đến khi bố mẹ trẻ đến đón mới cho “nghỉ”.
- Phạt bắt trẻ nhốt vào tủ.
- Bắt nằm sấp xuống sàn nhà tắm và lấy cây chổi cọ nhỏ để… rửa cho trẻ khi chẳng may trẻ ị đùn.
- Cô nói bậy và thiếu nghiệp vụ sư phạm, chửi mắng trẻ là “đồ mất nết”, “đồ mất dạy”…
- Cấm trẻ không cho đi tè, ị tại trường hoặc khi trẻ xin đi ị thì mắng chửi, chì chiết “Lần sau muốn ị thì ở nhà mà ị nghe chưa”.
- Rửa đít làm rách bím của trẻ, không rửa đít trẻ sau khi đi ị hoặc xịt nước qua loa, có khi nóng quá hoặc lạnh quá.

baohanhtreem (6)

Các bậc phụ huynh ắt hẳn sẽ rất đau lòng nếu biết được đằng sau cánh cổng trường, thiên thần nhỏ của mình được “chăm sóc” như thế này. Ảnh minh họa

- Để yên khi trẻ bị bạn ăn hiếp, ví dụ như đổ cháo lên đầu, thậm chí xui bạn ăn hiếp trẻ, thậm chí cho bạn khác tát vào mặt.
- Cô để một cái dao (loại dao chặt xương to), thước dài… sát bên mấy cháu chưa ăn xong. Cô giáo nào cũng có sẵn một cái thước rất dài. Lớn lên một chút, không sợ roi thì sẽ có nhiều “đồ chơi” hơn như liếm ghế, hít đất, ký đầu, khám thân thể…
- Bắt đứng lên ngồi xuống (trong nghề gọi là “giã gạo”).
- Dọa nạt man rợ (kiểu như đánh chết, cắt tay chân… cho vào nồi).
- Cả lớp tẩy chay, không chơi cùng.
- Phạt không cho uống nước.
- Bắt đấm lưng, bóp vai cho cô.
- Cho đứng trước lớp để cả lớp bêu riếu.
- Bịt mũi để con phải nuốt thức ăn.
- Cho ớt vào cháo để con phải nuốt thức ăn.

baohanhtreem (1)

Nước mắt của một đứa trẻ bị bạo hành khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi xót xa, phẫn nộ. Ảnh minh họa

- Dùng kim châm vào người.
- Dùng gối úp lên mặt trong thời gian ngắn.
- Dùng vỏ chai nước suối để đánh (tuy không đau nhưng tạo ra tiếng ồn, gây căng thẳng, trẻ sẽ sợ).
- Dùng khăn tắm ướt để đánh (khăn khô sẽ để lại dấu vết trên người).
- Khi cho trẻ ăn, đeo khẩu trang dọa nạt (giả đò đóng vai một người khác), khi dỗ dành thì bỏ khẩu trang ra để bé nhìn thấy mặt cô và nhớ là cô yêu thương.

Là mẹ của một bé trai kháu khỉnh đã đến tuổi đi học, chị V. không khỏi bất an, lo lắng khi vô tình đọc được “bí kíp tra tấn học sinh” đầy ám ảnh này ngay trong giai đoạn chị đang tìm trường cho con. “Làm mẹ rồi nên tôi biết nhiều lúc cũng phải nghiêm khắc đe nẹt con. Nhưng bạo lực kết hợp với thâm hiểm thế này không và chưa bao giờ là giáo dục”, chị trải lòng.

Cảm xúc của chị V. dường như cũng là tâm trạng chung của bất kỳ bà mẹ nào có con đang ở độ tuổi đi học khi tưởng tượng đến cảnh thiên thần nhỏ của mình phải chịu đựng những đòn roi làm tổn thương từ thể xác đến tinh thần khủng khiếp đến như vậy, nhất là sau khi các vụ bạo hành tại các trung tâm nuôi dạy trẻ liên tiếp bị phát giác gần đây. 

baohanhtreem (2)

Liên tiếp nhiều vụ bạo hạnh trẻ em được phát giác gần đây khiến dư luận phẫn nộ. Ảnh minh họa

Nhiều mẹ “bỉm sữa” đã bày tỏ sự đồng cảm với bà mẹ một con này đồng thời kịch liệt lên án những cô giáo mầm non sử dụng các chiêu thức bạo hành tàn nhẫn được kể trong bài viết. Những người bình tĩnh hơn lại cho rằng bản thân các bậc phụ huynh nên theo dõi các biểu hiện của con và trò chuyện với con nhiều hơn thay vì suy diễn, nghĩ tiêu cực về các giáo viên mầm non.

Ngoài ra, một số ý kiến còn nghi ngờ bài viết trên là “hư cấu” nhằm mục đích câu view bởi khó có thể tin được rằng các “mẹ hiền” ở trường lại có thể đối xử một cách mất nhân tính như thế đối với các học trò nhỏ của mình. 

Nghi ngờ trên không phải là không có cơ sở vì “bí kíp tra tấn học sinh” được chị V. “đào mộ” thực ra đã được đăng tải lần đầu trên một diễn đàn mạng chuyên dành cho các bà mẹ từ ngày 22/11/2007. Song, không rõ vì lý do gì, bài viết này đã được chính người đăng lên yêu cầu admin diễn đàn gỡ bỏ chỉ 2 ngày sau đó. 

baohanhtreem (7)

Trước khi bài viết gốc bị xóa từ cuối năm 2007, các mẹ “bỉm sữa” đã nhanh tay lưu lại và truyền tai nhau đến tận hôm nay.

Khó có thể xác minh nguồn gốc và tính thực hư của bài viết gây hoang mang trên nhưng vấn nạn bạo hành trẻ em tại các trung tâm nuôi dạy trẻ là có thật và có thể vẫn đang âm thầm diễn ra ở đâu đó mà chúng ta chưa biết đến. Sự xuất hiện lại của bài viết này chỉ có thể xem là lời nhắc nhở các bậc phụ huynh cần dành nhiều sự quan tâm hơn đến con cái cũng như môi trường giáo dục mà con em mình đang được gửi gắm nuôi dạy. 

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất