Sự vắng lặng tại 5 sân bay từng có hàng triệu người đi lại của Mỹ

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Nhiều sân bay quốc tế, nơi có lượng hành khách trung bình lớn nhất nhì nước Mỹ, giờ đây đã gần như bị bỏ hoang kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát.

Vì ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 mà giờ đây cảnh tượng hoang tàn, vắng vẻ không một bóng người dễ dàng được bắt gặp ở nhiều nơi. Tại các sân bay, nơi vốn là địa điểm luôn tấp nập người ra vào, giờ đây bỗng thưa thớt bóng người, chẳng còn mấy ai qua lại.

Loạt ảnh sau đây của Business Insider về những sân bay không bóng người tại Mỹ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sẽ khiến người xem liên tưởng đến thời kì “hậu tận thế” trong các bộ phim viễn tưởng, kinh dị.

Sân bay quốc tế O’Hare tại Chicago, nơi có lượng hành khách trung bình lớn thứ 3 nước Mỹ, giờ đây đã gần như bị bỏ hoang kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. (Ảnh: Ryan Ewing)

Mặc dù hình ảnh này được chụp vào lúc cao điểm nhưng sảnh chờ của sân bay cũng chỉ có lác đác vài người. (Ảnh: Ryan Ewing)

Là sân bay trung tâm của 2 hãng hàng không lớn American Airlines và United Airlines, sân bay quốc tế O’Hare mỗi ngày đưa đón 1 lượng lớn hành khách vào khung giờ buổi tối. Tuy nhiên, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, chính phủ tại Mỹ đã ban hành lệnh cấm công dân từ 26 nước Châu Âu di chuyển đến Mỹ và ngược lại. Điều này khiến cho O’Hare trở nên đìu hiu ngay cả trong khung giờ đông khách nhất. (Ảnh: Ryan Ewing)

Với việc American Airlines và United Airlines đồng loạt cắt giảm các chuyến bay quốc tế và nội địa, sảnh đón khách Windy City đã hoàn toàn vắng đi sự sống. (Ảnh: Ryan Ewing)

Chicago đã ghi nhận khoảng 9.000 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, một con số tuy lớn nhưng vẫn thua xa so với những thành phố tại các bang khác của Mỹ. (Ảnh: Ryan Ewing)

Tuy nhiên, nhiêu đó cũng đủ gây ra tổn thất nặng nề cho ngành hàng không tại thành phố đông dân nhất tiểu bang Illinois. (Ảnh: Ryan Ewing)

Tại thành phố New York, cảnh tượng đường phố không một bóng người giờ đây đã dần trở nên quen thuộc bởi đây là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất nước Mỹ. (Ảnh: James Charalambous)

Ngay cả khi còn hoạt động, Nhà ga số 8 tại sân bay JFK vẫn không có một bóng người vì đã tạm dừng các chuyến bay quốc tế. Chỉ còn một số tuyến bay nội địa do hãng hàng không American Airlines khai thác. (Ảnh: James Charalambous)

Hãng hàng không American Airlines đã chuyển phần lớn các chuyến bay từ chở khách sang chở hàng từ cửa ngõ New York. (Ảnh: James Charalambous)

Từng là sân bay lớn nhất thế giới, giờ đây JFK cũng chỉ cho phép bay một vài chuyến mỗi ngày và cực kì hạn chế thực hiện những chuyến bay đến New York, nơi Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhất nước Mỹ. (Ảnh: James Charalambous)

New York ghi nhận khoảng 200.000 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó khoảng 6.000 người đã tử vong (14/4).

Cổng số 8 là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì đây là nơi tiếp nhận các hành khách đến từ Châu Âu và Châu Á, cả hai lượng khách này đều đã bị hạn chế bởi lệnh cấm du lịch của tổng thống Mỹ. Một số chuyến bay quốc tế vẫn còn hoạt động vì JFK là sân bay nhập cảnh được CDC phê duyệt.

Còn đây là cảnh tượng tại sân bay McCarran ở Las Vegas, nơi cũng chỉ có lác đác vài người do lượng du lịch giảm mạnh. (Ảnh: mpi34/MediaPunch /IPX/AP Images)

Trước đó, một nhân viên tại đây đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Điều này khiến cho sân bay McCarran trở thành sân bay bị ảnh hưởng nặng nề và sớm rơi vào tình trạng “vườn không nhà trống”, dù tổng số ca dương tính tại Nevada mới chỉ có khoảng 3.000 ca. (Ảnh: mpi34/MediaPunch /IPX/AP Images)

Các máy chơi game nổi tiếng của sân bay cũng đã bị căng dây phong toả theo lệnh của tiểu bang. (Ảnh: mpi34/MediaPunch /IPX/AP Images)

Tại sân bay quốc tế Denver, cơ sở hạ tầng vẫn được giữ nguyên, chỉ còn một vài nhân viên an ninh thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hành khách. (Ảnh: JIM URQUHART/Reuters)

Từng là sân bay trung tâm tại Rocky Mountain của hãng hàng không United Airlines, nhưng giờ đây Denver đã giảm hơn 60% công suất vào tháng Tư. (Ảnh: JIM URQUHART/Reuters)

Sân bay đông đúc nhất nước Mỹ, Hartsfield-Jackson Atlanta cũng chịu chung số phận. Hãng hàng không lớn nhất tại đây, Delta Air Lines, giờ đây cũng chỉ thực hiện vài chuyến bay vận chuyển hàng hóa mỗi ngày. (Ảnh: mpi34/MediaPunch /IPX/AP Images)

Với việc chỉ có vài hành khách, sân bay đã cho hãng hàng không Delta mượn đường băng và đường dành cho máy bay lăn bánh từ bãi đỗ, để họ có thể đỗ những chiếc máy bay còn dư, chờ ngày thoát khủng hoảng. (Ảnh: mpi34/MediaPunch /IPX/AP Images)

Các quầy vé giờ đây cũng không một bóng người, bởi các hãng hàng không đã yêu cầu nhân viên nghỉ tạm thời để cứu vãn tình thế. (Ảnh: AP Photo/Rick Bowmer)

Đại dịch Covid-19 đã khiến cho hãng hàng không Ravn Alaska phải tuyên bố phá sản vì không còn đủ khả năng chi trả lương cho nhân viên. (Ảnh: YERETH ROSEN/Reuters)

Trước khi phá sản, hãng hàng không nội địa Ravn Alaska chuyên phục vụ các cộng đồng nhỏ lẻ ở Alaska. Điều này có thể khiến một số khu vực của tiểu bang bị đình trệ.

Một số phi công vẫn đi làm bình thường để thực hiện các chuyến bay vận chuyển hàng hóa, và thỉnh thoảng là 1 số chuyến bay với rất ít hành khách. (Ảnh: Carlos Barria/Reuters)

Tuy nhiên, đội ngũ tiếp viên vẫn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh cao vì phải tiếp xúc trực tiếp với hành khách…

… dù rằng, những chuyến bay giờ đây chỉ còn lác đác vài người. (Ảnh: SHANNON STAPLETON/Reuters)

Các hãng hàng không đang áp dụng các quy trình làm sạch mới, bao gồm cả phun thuốc khử khuẩn, để đảm bảo rằng máy bay an toàn cho hành khách và phi hành đoàn. (Ảnh: SHANNON STAPLETON/Reuters)

Mặc cho các chuyến bay gần như không có hành khách, nhưng các hãng hàng không vẫn phải thực hiện để có thể nhận được hỗ trợ tài chính từ Đạo luật CARES. (Ảnh: SHANNON STAPLETON/Reuters)

Dù phải chịu thiệt hại khá lớn nhưng những chuyến bay không hành khách này vẫn được duy trì vì một số quy tắc “bất di bất dịch” của ngành hàng không. (Ảnh: Carlos Barria/Reuters)

Chỉ có 10 hành khách trên chuyến bay Boeing 777-200 từ New York đến Miami, trong khi số lượng chỗ ngồi trên chiếc máy bay này là 275 ghế. (Ảnh: James Charalambous)

Nhiều chuyến bay trong số này dùng để chứa hàng hóa dưới ghế hành khách. Điều này giúp các hãng hàng không vớt vát lại phần nào chi phí đã bỏ ra. (Ảnh: James Charalambous)

Dẫu vậy, chính vì có ít hành khách nên việc hạn chế tiếp xúc trên máy bay cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. (Ảnh: JIM URQUHART/Reuters)

Trên chuyến bay từ Washington đến New Orleans gần đây thậm chí chỉ có 1 hành khách duy nhất. (Ảnh: Carlos Barria/Reuters)

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin mới nhất