Logo Saostar - Special
SPECIAL

Xóm đóng giày Khánh Hội: Những đôi tay cần mẫn làm đẹp đôi chân cho đời

Chia sẻ
Xóm đóng giày Khánh Hội: Những đôi tay cần mẫn làm đẹp đôi chân cho đời

Xóm đóng giày Khánh Hội: Những đôi tay cần mẫn làm đẹp đôi chân cho đời

Xóm đóng giày Khánh Hội: Những đôi tay cần mẫn làm đẹp đôi chân cho đời

Quận 4 có một thời được mệnh danh là “thủ phủ giày” của Sài Gòn - Gia Định. Thậm chí những đôi giày của làng nghề Khánh Hội còn theo chân thương lái đến các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ. Và một trong những niềm tự hào của người con làng giày là câu chuyện về nghệ nhân Trịnh Ngọc nức tiếng - người đo ni đóng giày cho quốc vương Sihanouk.

Và rồi, “thời oanh liệt” của những đôi giày thủ công quận 4 cũng dần lu mờ theo nhịp sống đô thị. Các cửa hiệu “vang bóng một thời”: Sáng, Tiến, Giày Sài Gòn, Khánh Hội… giờ đã trở thành những cái tên quá đỗi xa lạ với giới trẻ. Người trẻ chạy theo trào lưu với giày thể thao năng động; giày Trung Quốc, giày sản xuất công nghiệp dần áp đảo thị trường,… khiến những đôi giày được chăm chút từng đường kim mũi chỉ trở thành một nốt trầm.

Xóm giày thủ công Khánh Hội nức tiếng một thời giờ chỉ còn được lưu giữ bởi số ít những “nghệ nhân”.

Xóm đóng giày Khánh Hội: Những đôi tay cần mẫn làm đẹp đôi chân cho đời

Trong những câu chuyện chúng tôi được nghe kể về xóm giày quận 4: Đó là “hào quang” về làng nghề hàng chục năm tuổi, là những sản phẩm chất lượng 3, 4 năm chỉ mòn đế chứ chẳng đứt quai, là nghề đóng giày chạy dài từ đầu trên xóm dưới… Thế mà, ngay khi đặt chân đến một con hẻm từng một thời nổi danh, chúng tôi chỉ nhận được tiếng thở dài: “Ngày trước ở đây nhiều lắm, nhưng phần lớn người ta bỏ nghề hay chuyển sang nghề khác cả rồi”.

May mắn thay, chúng tôi tìm được cơ sở Thẩm Oanh tọa lạc trong con hẻm nhỏ 266 đường Tôn Đản. Chú Thẩm, năm nay đã ngoài 50 thật thà bộc bạch: “Đây chẳng phải là nghề gia truyền mà thật ra là do chú yêu thích rồi tìm đến bậc “cha chú” trong xóm để được học nghề, về sau tự mở cơ sở riêng”. Có giai đoạn hưng thịnh, làm một đơn hàng đã đủ gia đình chi tiêu cả tháng, vậy mà cũng có lúc đìu hiu, hàng bị trả lại, cả tháng chẳng có lấy khách đặt hàng, thợ cũng vì thế mà bỏ đi nơi khác làm ăn.

Xóm đóng giày Khánh Hội: Những đôi tay cần mẫn làm đẹp đôi chân cho đời

Cô Oanh, chú Thẩm là một trong số ít những người theo đuổi nghề làm giày dép.

Rồi những đôi giày da thủ công dần thất thế trước thời cuộc, để có thể duy trì cuộc sống, cơ sở của chú Thẩm chuyển sang sản xuất dép để phục vụ thị trường: “Khách đa phần là người có thu nhập tầm trung. Giày người ta chỉ mua vào dịp Tết hay lúc cần, chứ ngày thường thì dép dễ mang, dễ bán”.

Theo thời gian, những “đồng môn” như chú Thẩm phần bỏ nghề, phần còn lại chuyển sang khu vực khác để sản xuất. “Dân trong nghề như chúng tôi vẫn hay bảo nhau, Tổ nghề dường như chỉ đãi những người ở quận 4 - nơi khai sinh xóm giày. Nhiều người chuyển sang nơi khác không gặp khó khăn này thì cũng là trở ngại khác” - chú Thẩm bộc bạch.

Xóm đóng giày Khánh Hội: Những đôi tay cần mẫn làm đẹp đôi chân cho đời

Xóm đóng giày Khánh Hội: Những đôi tay cần mẫn làm đẹp đôi chân cho đời

Và trong số những tiệm giày ít ỏi còn sót lại ở làng nghề quận 4 thì cửa hiệu “đo ni đóng giày” của cô Bùi Thị Ánh Tuyết (SN 1964) tọa lạc tại chân cầu Khánh Hội được xem là địa chỉ duy nhất đáp ứng những yêu cầu đôi lúc là chẳng-giống-ai của khách.

Xóm đóng giày Khánh Hội: Những đôi tay cần mẫn làm đẹp đôi chân cho đời

Tính cả đời bố mẹ thì tiệm giày ở chân cầu Khánh Hội có tuổi đời ngấp nghé 1 thể kỉ. Bố chồng của cô Tuyết vốn là một thợ đóng giày nổi danh, những cô đào sân khấu nức tiếng thời trước đều là “mối ruột” của cửa hàng. Theo thời gian, cô Tuyết “nhập gia tùy tục” rồi cùng gia đình nối tiếp nghề.

Tiệm giày có tuổi đời gần một thế kỉ nằm nép mình bên chân cầu Calmette.

Khách tìm đến cô Tuyết không phải để tìm mua một đôi giày được đóng sẵn bày bán trong tủ kính mà là để sở hữu một sản phẩm được sản xuất theo yêu cầu.

Thông thường cô Tuyết ở trên lầu để tập trung đóng giày nên muốn tìm gặp, khách phải ấn chuông hay gọi điện trước.

Thời gian gần đây, cô Tuyết nhận một đơn hàng từ vị khách khiếm khuyết ở chân: Một chân to - một chân nhỏ, một chân cao - một chân thấp, thậm chí bàn chân còn quẹo sang một bên. Nghe tiếng cô Tuyết, vị khách này lặn lội từ Đà Lạt vào Sài Gòn để nhờ “phù phép” cho đôi bàn chân.

Xóm đóng giày Khánh Hội: Những đôi tay cần mẫn làm đẹp đôi chân cho đời

Khuôn giày dép theo từng size khác nhau.

Tem size dán vào giày/ dép.

Tiếng lành càng đồn xa, biệt danh “cô Tuyết chuyên trị” những ca khó càng được nhiều người biết. Hoặc size chân quá to hay quá nhỏ, hoặc muốn sở hữu mẫu mã chẳng đụng hàng, hoặc sản phẩm làm lại từ thiết kế hàng hiệu nhưng giá thành thì chỉ 1/5… khách đều tìm đến cô.

“Cách đây nhiều năm, một em sinh viên của trường ĐH Tôn Đức Thắng đến gặp tôi và mang ra một bản vẽ giày lấy ý tưởng từ thuyền buồm. Thoạt nhìn qua bản vẽ có nhiều điều chưa hợp lí, sau thời gian ngồi lại góp ý và sửa chữa thì cuối cùng đã cho ra đời một sản phẩm hoàn chỉnh. Lần đó, đôi giày được chấm điểm khá cao tại trường Tôn Đức Thắng và còn được mang dự thi ở Trung Quốc nữa” - cô Tuyết hồ hởi kể lại.

Những thợ giày lành nghề như chú Thẩm, cô Tuyết vẫn còn, nhưng không nhiều. Xóm đóng giày thủ công ở quận 4 đang từng ngày chới với trước nốt trầm của thời cuộc.

Cám ơn những người dùng đôi tay khéo léo để làm đẹp hàng vạn đôi chân cho đời. Ở đó, không chỉ là việc chăm chút tỉ mỉ: May, gò, dán đế… mà còn là tất cả lòng trân trọng với cái nghề của bậc tiền nhân, là nụ cười phấn khởi của những người hiếm hoi còn mến mộ những đôi giày Khánh Hội vang bóng một thời.

Rồi trong buổi xế chiều râm ran câu chuyện ở một nơi từng là xóm giày, chúng tôi bắt gặp ánh mắt đau đáu của anh Bảy khi nhắc đến công việc từng là đam mê một thời: “Tôi giờ đi làm thuê xây dựng, chứ làm giày không sống nổi nữa rồi…”.

Xóm đóng giày Khánh Hội: Những đôi tay cần mẫn làm đẹp đôi chân cho đời

Bài viết

Phương Lê

Thiết kế

Nyny Võ, Nghiêm Nguyễn

Video

Nhật Quang

Chia sẻ