Sắc màu Cuộc Sống

Video theo chân “Tarzan Việt Nam” Hồ Văn Lang trở về rừng xanh gây bão khắp thế giới

Theo Trí Thức Trẻ
Chia sẻ

40 năm sống cách biệt với thế giới loài người, người đàn ông được gọi bằng cái tên "người rừng Việt Nam" đã có cuộc sống văn minh từ 3 năm về trước. Lần này, ông đã có chuyến trở về rừng cùng nhà quay phim Tây Ban Nha Alvaro Cerezo để tìm lại kỷ niệm của cuộc sống xưa.

Chiến tranh đã qua đi từ lâu nhưng những ký ức, hiện vật vẫn còn sót lại nằm dọc cánh rừng Trường Sơn và trên toàn đất nước Việt Nam. Có những con người đã mất nhà cửa, họ hàng và còn đó những người mà đến một cuộc sống bình thường như bao người khác cũng bị tước đoạt.

Mới đây, những nhà làm phim và báo chí nước ngoài lại đưa câu chuyện về người đàn ông Việt Nam 40 năm sống trong rừng mà không biết đến ánh sáng văn minh. Trong tâm tưởng của anh, có lẽ ngoài kia vẫn còn là bom đạn khốc liệt.

40 năm về trước, gia đình anh đã sống sót sau một đợt càn bom của quân giặc qua làng. Hai người đã đi vào khu rừng già trú ngụ vì nghĩ rằng chiến tranh có thể sẽ còn rất lâu và ở gần con người sẽ không an toàn cho họ. Sau khi được đưa trở về với cuộc sống hiện đại vào năm 2013, hai cha con anh Hồ Văn Lang đã có 3 năm để cố gắng hòa nhập với cuộc sống văn minh tại một ngôi làng gần đó. 

Cuộc sống trong rừng xanh

Cuộc sống trong rừng xanh

Tháng 11 năm ngoái, câu chuyện của họ đã khiến Alvaro Cerezo, giám đốc điều hành công ty du lịch Castaway, chuyên cung cấp kỳ nghỉ đến những vùng đất xa xôi, hẻo lánh trên thế giới, trụ sở tại Hong Kong chú ý. Chia sẻ trên Website của mình, anh Alvaro nói rằng anh tình cờ biết đến câu chuyện của anh Lang khi đọc báo và muốn biết cuộc sống thực sự của một người rừng ra sao.

Hình ảnh Tarzan người Việt Nam được nhiều người truyền tay nhau.

Hình ảnh Tarzan người Việt Nam được nhiều người truyền tay nhau.

Từ Hong Kong, anh cùng nhóm phiên dịch đã lặn lội sang Việt Nam với hy vọng có thể đưa anh Lang trở về rừng để ghi lại những thước phim và bức hình chân thật nhất về thời gian hai cha con sống tách biệt với thế giới loài người và cách họ có thể sống sót giữa thiên nhiên hoang dã.

Alvaro đã cố gắng nói chuyện với anh Hồ Văn Lang và họ đã trở về cánh rừng nơi cha con anh sẽ lại sống ở đó trong 5 ngày. Lúc đầu, Alvaro chỉ định phỏng vấn anh Lang nhưng sau đó, anh đã quyết định có một “trải nghiệm thực sự” khi sống cùng anh Hồ Văng Lang trong rừng.

Những thước phim tư liệu đã được quay lại về cách họ đã sống thế nào trong rừng trong ngần đó thời gian. Như được trở về là chính mình, anh Hồ Văn Lang đã giúp Alvaro và đoàn ghi hình có được những quan sát chân thật về cuộc sống của một người rừng là như thế nào.

Hình ảnh Tarzan người Việt Nam được nhiều người truyền tay nhau.

Hình ảnh Tarzan người Việt Nam được nhiều người truyền tay nhau.

Anh Lang cho biết cuộc sống của họ không hẳn giống Tarzan khi hai cha con cũng trồng ngô. Họ luôn thắp lửa để giữ ấm và tránh thú dữ. Khẩu phần ăn của họ đa dạng với rất nhiều loại thức ăn khác nhau tìm kiếm được trong rừng, từ các loại trái cây, rau rừng cho tới dơi, chim, ếch, khỉ…

Hai cha con anh Hồ Văn Lang từng ở 5 khu vực khác nhau thuộc cùng một dãy núi. Ba ngôi nhà của họ được dựng trên một gốc cây to. Lúc đầu, họ sống ở vùng đất thấp, nơi ấm hơn và có nguồn nước dồi dào hơn.

“Một trong những điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là khả năng thu thập thức ăn từ cây dại trong rừng của Lang. Đối với anh ấy, phần lớn cây cỏ trong rừng đều ăn được”, Cerezo chia sẻ. Họ cũng tạo nhiều các công cụ cầm tay từ đá, các mảnh bom còn sót lại trong chiến tranh và gỗ. “Cha con họ ăn uống bằng đũa làm từ tre chứ không dùng tay”.

Những thước phim do đoàn làm phim của Alvaro ghi lại đã nhanh chóng gây “bão” cộng đồng mạng quốc tế. Hàng triệu người dùng mạng đã cùng thể hiện sự quan tâm và tò mò trước cuộc sống trước kia và giờ đây của 2 cha con người rừng đến từ Việt Nam.

Người rừng Việt Nam - câu chuyện khó ai có thể quên

Người rừng Việt Nam - câu chuyện khó ai có thể quên

Năm 2013, báo chí trong và ngoài nước rúng động khi phát hiện ra hai “Tarzans” bằng xương bằng thịt. Người cha là Hồ Văn Thanh 85 tuổi và con trai 44 tuổi, Hồ Văn Lang. Hơn 4 thập kỷ, họ chỉ quanh quẩn trong những cánh rừng xa xôi hẻo lánh của huyện Tây Trà, Quảng Ngãi.

Vị trí cánh rừng nơi cha con anh từng sống.

Vị trí cánh rừng nơi cha con anh từng sống.

Theo International Business Times. người cha từng phục vụ trong quân đội miền nam Việt Nam. Năm 1972, quân lực Hoa Kỳ ném bom tại ngôi làng của ông, giết chết tất cả mọi người trong đó có vợ ông và hai người con trai khác. Để bảo vệ con trai mình, ông đã quyết định bỏ trốn vào rừng. Từ đó trở đi, không ai nhìn thấy ông lần nữa.

Ngần đó năm là ngần đó thời gian họ trốn tránh con người. Hai cha con sống trong một cái lán nhỏ, cách mặt đất 5m. Họ mặc quần áo làm bằng vỏ cây và các loại lá, tạo các công cụ cần thiết để kiếm thức ăn.

Người rừng Hồ Văn Lang trở về với cuộc sống văn minh 3 năm về trước.

Người rừng Hồ Văn Lang trở về với cuộc sống văn minh 3 năm về trước.

Tuy nhiên, vào năm 2013, tình cờ một người đi rừng phát hiện và đã báo cáo với địa phương về trường hợp của “người rừng”. Sau đó, chính quyền địa phương đã tìm thấy một người họ hàng xa của hai cha con và cố thuyết phục họ trở về cuộc sống với con người.

Ban đầu, cả hai người từ chối rời khỏi rừng vì cho rằng chiến tranh vẫn còn xảy ra. Tuy nhiên, vì tuổi cao sức yếu, ông Hồ Văn Thanh cần được chăm sóc sức khỏe nên họ đã đồng ý rời bỏ khu rừng.

Điều khiến nhiều người ngạc nhiên là họ chưa bao giờ gặp vấn đề gì về sức khỏe, thỉnh thoảng có vài cơn cảm cúm hay đau bụng mà thôi. Tuy nhiên, khi trở lại với cuộc sống con người, họ lại gặp phải một số căn bệnh khác.

Alvaro cho biết rằng anh Hồ Văn Lang vẫn không có hứng thú hay quan tâm tới tin tức gì bên ngoài cuộc sống. Anh không sử dụng điện hay canh tác trên mảnh đất được cho. Anh có ý định cưới vợ, dù trước đó chưa biết phụ nữ hay thấy họ bao giờ. Dường như 3 năm với người đàn ông nay cũng không khiến anh quên được cánh rừng nơi hai cha con từng sinh sống.

Có vẻ như cuộc sống hiện đại vẫn không làm anh nguôi ngoai nỗi nhớ rừng già.

Chia sẻ

Bài viết

Theo Trí Thức Trẻ

Tin mới nhất