Sắc màu Cuộc Sống

Vị Công chúa được người dân 'xứ sở Chùa Vàng' yêu mến không kém gì Quốc vương

Cường Nguyễn
Chia sẻ

Mặc dù được chỉ định là người thừa kế trực tiếp ngai vàng, tuy nhiên Thái tử Maha Vajiralongkorn lại không nhận được nhiều cảm tình từ người dân Thái Lan. Ngược lại, người con gái thứ 2 của Quốc vương Bhumibol Adulyadej lại được dân chúng yêu mến không kém gì cha mình.

Sinh ngày 2/4/1955, Công chúa Maha Chakri Sirindhorn là người con thứ 3 của Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej và là người thứ kế ngai vàng thứ 3 sau anh trai và cháu gái của mình theo Hiến pháp được sửa đổi năm 1974 của Vương quốc Thái Lan.

Sinh ngày 2/4/1955, Công chúa Maha Chakri Sirindhorn là người con thứ 3 và là người con gái thứ 2 trong số 4 người con gồm 1 Hoàng thái tử và 3 Công chúa của Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej. Theo Hiến pháp được sửa đổi năm 1974 của Vương quốc Thái Lan cho phép phụ nữ có quyền được lên ngôi vua, bà trở thành người xếp thứ 3 trong danh sách kế vị ngai vàng sau anh trai và cháu gái của mình.

Được sinh ra và nuôi nấng trong môi trường Hoàng gia từ nhỏ, tuy nhiên, Công chúa Maha Chakri Sirindhorn lại mang tính cách và lối sống khá bình dị. Theo tiết lộ trong một cuộc trò chuyện lúc sinh thời của Quốc vương Bhumibol Adulyadej, bà là đứa con mà ông thương yêu và cảm thấy gần gũi nhất trong gia đình.

Được sinh ra và nuôi nấng trong môi trường Hoàng gia từ nhỏ, tuy nhiên, Công chúa Maha Chakri Sirindhorn lại mang tính cách và lối sống khá bình dị. Theo tiết lộ của Quốc vương Bhumibol Adulyadej trong một cuộc trò chuyện lúc sinh thời, bà là đứa con mà ông thương yêu và cảm thấy gần gũi nhất trong gia đình.

Vào năm 1980, Công chúa Maha Chakri Sirindhornã hoàn thành chương trình học tại khoa Nghệ thuật của trường Đại học Chulalongkorn tại Bangkok. Tại đây, bà được nâng cao các kiến thức về lịch sử, ngôn ngữ Thái cũng như ngôn ngữ phương Đông. Đến năm 1986, bà tiếp tục nhận được bằng thạc sĩ quản lý giáo dục tại trường Đại học Srinakarinwirot.

Công chúa Sirindhorn từng đứng thứ tư toàn quốc trong kỳ thi đại học và đến năm 1980, bà đã hoàn thành chương trình học tại khoa Nghệ thuật của trường Đại học Maha Chulalongkorn tại Thủ đô Bangkok. Trong môi trường này, bà được tiếp cận và nâng cao những kiến thức về lịch sử, ngôn ngữ Thái Lan cũng như văn hóa phương Đông. Tiếp sau đó, bà đã theo học và nhận bằng thạc sĩ quản lý giáo dục tại trường Đại học Srinakarinwirot vào năm 1986.

16

Nối gót phụ thân, Công chúa Sirindhorn đã dành phần lớn thời gian của cuộc đời mình cho những hoạt động xã hội với mục tiêu nâng cao đời sống của người dân Thái Lan. Theo nhận xét của nhiều người, bà có phong thái cũng như tính cách rất giống Quốc vương Bhumibol Adulyadej.

Công chúa Sirindhorn từng giữ cương vị lãnh đạo của Hội Chữ Thập đỏ Thái Lan, quỹ phát triển và bảo vệ môi trường, bảo tồn và thúc đẩy văn hóa, giáo dục và y tế của Vương quốc Thái Lan. Với những đóng góp tích cực của mình, Công chúa Sirindhorn đã được trao tặng giải thưởng Magsaysay cho các cá nhân châu Á có thành tích xuất sắc vì những nỗ lực trong phục vụ cộng đồng vào năm 1991.

Công chúa Sirindhorn từng giữ cương vị lãnh đạo của Hội Chữ Thập đỏ Thái Lan, các quỹ phát triển và bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa, thúc đẩy giáo dục và y tế của Vương quốc Thái Lan. Với những đóng góp tích cực của mình, Công chúa Sirindhorn đã được trao tặng giải thưởng thường niên Magsaysay cho các cá nhân có thành tích xuất sắc vì những nỗ lực trong phục vụ cộng đồng vào năm 1991.

Ngay từ thời còn trẻ, bà đã có dịp tháp tùng vua cha trong những chuyến công du nước ngoài. Bà nổi tiếng là người lịch thiệp cũng như khéo léo trong vấn đề ngoại giao.

Ngay từ thời còn trẻ, bà đã có nhiều dịp tháp tùng vua cha trong những chuyến công du nước ngoài. Về sau này, với những cương vị mà mình đảm trách, bà cũng thường xuyên thực hiện những chuyến công du tới các nước trong khu vực và nổi tiếng là người lịch thiệp, khéo léo trong vấn đề ngoại giao.

Công chúa Sirindhorn còn nổi tiếng là người có năng khiếu trên lĩnh vực nghệ thuật. Bà có khả năng được rất nhiều nhạc cụ dân tộc Thái Lan và là một nghệ sĩ nhiếp ảnh.

Công chúa Sirindhorn còn nổi tiếng là người có năng khiếu trên phương diện nghệ thuật. Bà đam mê hội họa, văn chương, có khả năng chơi được nhiều nhạc cụ dân tộc Thái Lan và là một nghệ sĩ nhiếp ảnh thực thụ.

Khac với người anh trai

Khác với người anh trai nổi tiếng với những bê bối trong đời sống cá nhân là Hoàng thái tử Maha Vajiralongkorn , Công chúa Sirindhorn được người dân Thái Lan tôn kính và yêu quý không kém gì vua cha của mình. Bà được tôn vinh là “Vị công chúa của nhân dân” hay “Công chúa có trái tim thiên thần”.

Vào thời điểm sức khỏe Quốc vương Bhumibol Adulyadej bắt đầu giảm sút cách đây vài năm, trước những bê bối của Hoàng thái tử Maha Vajiralongkorn, người dân Thái Lan đã thể hiện mong muốn bà sẽ trở thành người thừa kế ngai vàng. Tuy nhiên cuối cùng, Quốc vương đã quyết định giao quyền thừa kế ngai vàng cho Hoàng thái tử theo luật định.

Vào thời điểm sức khỏe Quốc vương Bhumibol Adulyadej bắt đầu giảm sút cách đây vài năm, trước sự sút giảm thiện cảm dành cho Hoàng thái tử Maha Vajiralongkorn, nhiều người dân Thái Lan đã thể hiện mong muốn bà sẽ được trở thành người lãnh đạo tiếp theo của Vương quốc. Nhưng cuối cùng, Quốc vương vẫn quyết định giao quyền thừa kế ngai vàng cho Hoàng thái tử theo như luật định.

Năm 2005

Không lập gia đình, cống hiến trọn cuộc đời cho cộng đồng và xã hội, có lẽ phần thưởng quý giá nhất với Công chúa Sirindhorn không phải là những bằng khen, vương vị hay lời tán dương từ nhiều phía mà chính là tình cảm lớn lao mà người dân 'xứ sở Chùa Vàng' đã ưu ái dành cho bà.

Chia sẻ

Bài viết

Cường Nguyễn

Tin mới nhất