Sắc màu Cuộc Sống

Ứng phó bão Tembin, cả nước di dời hơn 1 triệu dân, nhiều địa phương ban hành lệnh 'cấm biển'

Vương Phi
Chia sẻ

Để phòng tránh bão Tembin, các tỉnh Nam độ đang có kế hoạch di dời gần 1 triệu dân. Nhiều địa phương cũng ban hành lệnh cấm biển và cả nước đang tập trung tinh thần, sẵn sàng đối phó cơn bão số 16 ở cấp độ thảm họa.

Di dời gần 1 triệu dân

Trước diễn biến phức tạp của bão Tembin, ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT cho biết: Tính đến 7h ngày 23/12/2017, có 8 tỉnh/thành ven biển: Quảng Ngãi, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau đã ban hành văn bản chỉ đạo các Sở, ban ngành cùng chính quyền địa phương triển khai một số công việc chủ động ứng phó với bão.

Các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đã lên phương án di dời, sơ tán 234.222 hộ/949.460 nhân khẩu đến nơi an toàn.

Công an Cà Mau giúp dân di dời đồ đạc tránh bão. Ảnh: Phúc Hưng. Ảnh: VnExpress.

Ông Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu ban chỉ huy phòng chống thiên tai từ tỉnh đến các địa phương phải trực và triển khai cấp bách biện pháp ứng phó. Nắm danh sách người già và trẻ em và người dân sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn từ trưa ngày 24/12 và đến 18 giờ cùng ngày phải hoàn tất, nhất là dân ở vùng ven biển Gò Công. Ước tính, địa phương này sẽ di dời khoảng 400.000 dân.

Riêng huyện Cần Giờ phải sẵn sàng sơ tán 4.000 hộ dân xã đảo Thạnh An và các hộ dân có nhà ở đơn sơ, tạm bợ ven sông biển đến các địa điểm kiên cố.

Hướng đi bão Tembin. Ảnh: NCHMF.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, từ sáng 24/12 đã bắt đầu sơ tán 78.000 người dân ở các vùng xung yếu, vùng cửa biển đến các nhà dân kiên cố, trường học, cơ quan để tránh trú bão.

Huyện Côn Đảo cho biết đã ban bố lệnh cấm tàu chở khách ra vào đảo từ hôm 23/12. Huyện cũng đã có kế hoạch sơ tán hơn 500 người dân và khách du lịch ở các vùng nguy hiểm khi bão đổ bộ vào.

Ngoài ra, các địa phương các cũng đang cấp tập di dân, đảm bảo an toàn về tính mạng con người trước khi bão Tembin chính thức đổ bộ vào đất liền.

Không còn tàu thuyền hoạt động trong khu vực nguy hiểm, nhiều địa phương ban hành lệnh cấm biển

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, đến 6h ngày 23/12/2017, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 68.999 phương tiện/339.839 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh. Hiện không còn phương tiện nào hoạt động trong phạm vi từ Vĩ độ 4,0 - 7,0 độ Vĩ Bắc và phía Đông Kinh tuyến 102 - 107 độ Kinh Đông.

Lệnh cấm tàu thuyền ra khơi của TP.HCM có hiệu lực từ 16h ngày 23/12. Ảnh: Lê Trai/ Zing.

Tại Hội nghị, đại diện các địa phương như TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang… cho biết, đã nắm được thông tin, diễn biến, hướng đi của bão Tembin. Các tỉnh này đã chỉ đạo các sở,ngành, các địa phương lên phương án ứng phó với bão, đồng thời nghiên cứu tình hình cụ thể để sớm ban hành lệnh cấm biển.

Tại Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, chính quyền cũng đã cấm biển, không cho tàu thuyền ra khơi. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn được yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến bão Tembin, thường xuyên thông tin để người dân biết, kêu gọi tàu đánh bắt vào bờ trú tránh.

Hơn 100.000 chiến sĩ sẵn sàng hỗ trợ người dân ứng phó bão Tembin

Đại diện Bộ Tư lệnh cho biết, đơn vị này đã huy động 137.799 cán bộ, chiến sĩ với 4.429 phương tiện các loại để cùng với nhân dân ứng phó với bão Tembin sắp đổ bộ. Trong điện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng đã yêu cầu các đơn vị sẵn sàng phương tiện ứng phó, nhất là việc chằng chống nhà cửa, đề nghị các địa phương chú ý.

Chuẩn bị tinh thần đối phó bão Tembin ở cấp thảm họa

Đưa ra kịch bản của bão Tembin, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho rằng, khi vào quần đảo Trường Sa, bão Tembin đạt cấp mạnh nhất cấp 12, có gió giật cấp 15. Đêm 25, rạng sáng 26/12, bão đổ bộ vào đất liền, bão sẽ giảm cấp 10-11, ít nhất là cấp 9.

Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng xấu là khi vào bờ, bão vẫn giữ nguyên cấp 12. Như vậy, chúng ta sẽ phải cảnh báo cấp độ thiên tai cấp 5, mức cao nhất“, ông Cường khẳng định.

Lo ngại bão Tembin, sáng 23/12, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (PCTT) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến ứng phó với bão Tembin.

Trung tâm khí tượng cho biết khoảng ngày 26-27/12, một đợt không khí lạnh rất mạnh sẽ tràn xuống nước ta. Hoàn lưu xa của cơn bão Tembin kết hợp với không khí lạnh gây mưa lớn ở Trung Bộ, các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên. Lượng mưa khoảng 150-250 mm trong 3-4 ngày. Bắc Bộ xuất hiện đợt mưa trái mùa, có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng.

Lịch sử chưa từng có 16 cơn bão đổ bộ Biển Đông trong 1 năm

Theo dữ liệu Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thông thường, trên biển Đông chỉ có khoảng 10 - 11 cơn bão hoạt động mỗi năm.

Nhưng năm nay, hiện tại nếu tính cả bão Tembin sắp vào biển Đông, vùng biển này có 16 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), thì lịch sử khí tượng chưa từng ghi nhận.

Vào năm 1964, ngành khí tượng ghi nhận có 16 cơn bão và ATNĐ hoạt động trong vùng biển Đông. Nhưng thời điểm đó, dự báo vẫn chưa phân biệt bão hay áp thấp, tất cả đều gọi chung là bão.

Đây là con số giữ kỷ lục từ năm đó đến trước năm 2013, và 4 năm sau, số trận bão và ATNĐ đổ bộ vào Biển Đông một lần nữa bị phá vỡ.

Chia sẻ

Bài viết

Vương Phi

Tin mới nhất