Sắc màu Cuộc Sống

Từng gây nhiều bức xúc, năm nay lễ hội hoa hồng Bungaria liệu có gì khác biệt?

Định Nguyễn
Chia sẻ

Từng gây tranh cãi khi nhiều người bỏ ra 120.000 - 150.000 đồng nhưng hoa không "lung linh" như quảng cáo, trang trí hoa giả, thậm chí cướp giật vé trắng trợn và đánh nhau giành vé, năm nay, lễ hội hoa hồng Bungaria liệu có gì khác biệt?

Lễ hội hoa hồng Bungari lần đầu tiên diễn ra vào năm 2017 tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội. Trong ngày mở cửa, hàng nghìn người kéo đến đây. Cảnh tượng chen chúc hàng giờ đồng hồ chờ mua vé khiến nhiều người ngỡ ngàng. Không ít người còn giật vé trắng trợn, thậm chí đánh nhau để giành vé nơi cổng vào.

Chưa hết, bỏ ra số tiền 120.000, dịp cuối tuần tăng lên 150.000 đồng để mua vé vào nhưng ai nấy đều thất vọng khi hoa không “lung linh” như quảng cáo. Phía cổng vào, nơi được cho là trang trí đẹp nhất lại làm bằng toàn hoa giả. Bên cạnh đó, ngay tại nhiều điểm trang trí khác, ở các banner chụp ảnh, tiểu cảnh cũng sử dụng hoa giả.

Cảnh chen lấn, xô đẩy trong mùa lễ hội hoa hồng Bulgaria năm 2017.

Sau sự việc, chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Đức Liên, Trưởng ban Tổ chức lễ hội đã gửi lời xin lỗi chân thành tới khách tham quan. Giải thích về hiện tượng hoa héo và sử dụng quá nhiều hoa giả để trang trí trong suốt lễ hội hoa hồng, theo ông Nguyễn Tiến Hoàng, đại diện Ban tổ chức chia sẻ, ở lễ hội này không có khái niệm hoa thật, hoa giả vì đây là lễ hội văn hóa hoa hồng, kết tinh từ cảm xúc, sự đam mê hoa hồng nên việc trưng bày hoa hồng chỉ là một phần trong lễ hội.

Về hiện tượng phe vé, cướp giật vé mà báo chí phản ánh, ông Hoàng cho rằng với những lễ hội thu hút sự quan tâm, đông người tham dự sẽ xảy ra hiện tượng này. Theo ông Hoàng, có hiện tượng hoa héo, cánh hoa rơi là do một số “phần tử” được thuê phá hoại hoa, phá lễ hội.

Hoa héo ở lễ hội hoa năm 2017.

Hoa giả ở phía cổng trường.

Hoa hồng héo rũ ở lễ hội năm 2017.

Dù trang trí nhiều hoa giả, hoa héo nhưng người dân vẫn chen nhau vào chụp ảnh.

Rút kinh nghiệm trong năm vừa qua, Lễ hội hoa hồng Bungaria 2018 được tổ chức tại Công viên nước Hồ Tây, quận Tây Hồ, Hà Nội từ 8/3 đến 11/3. Theo BTC, hạn chế tối đa về những tồn tại từ mùa lễ hội năm ngoái, Đại sứ quán Bulgaria đã phối hợp với Viện di truyền giống Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhập về 1680 cây hồng Bulgaria gồm hơn 100 loại hồng khác nhau.

Năm nay Ban tổ chức sẽ sử dụng toàn bộ hoa thật thay vì một phần hoa giả như năm ngoái. Theo BTC, những cây hồng được đánh chuyển về Việt Nam từ tháng 12 năm trước trong tình trạng đông lạnh, không có đất. Viện di truyền giống Bộ Nông nghiệp sẽ chăm sóc để cây ra hoa sau 45-60 ngày, tùy điều kiện thời tiết.

Ông Nguyễn Đức Liên, Trưởng ban Tổ chức lễ hội.

“Đại sứ quán Bulgaria đã phối hợp với Viện di truyền giống Bộ Nông nghiệp nhập về gần 2.000 cây trong số 114 giống hồng Bulgaria. Sau thời gian dày công chăm sóc, một phần đã nở hoa đúng dịp lễ hội”, ông Nguyễn Đức Liên, Trưởng ban tổ chức cho biết.

Ông Liên cũng cho biết thêm ngoài các cây hồng đến từ Bul, lễ hội sẽ trưng bày các cây hồng cổ của Việt Nam có độ tuổi từ vài chục năm trở lên, các cây hồng ngoại, hồng bonsai đẹp và sự xuất hiện của cây hồng cổ trên 200 tuổi đang được rất nhiều người mộ điệu loài hoa nữ hoàng này chờ đón.

“Đây là lễ hội dành cho những người yêu hoa, yêu hoa hồng vì hồng rất khó chăm sóc và rất khó chơi, những người nào thật sự yêu hoa mới hiểu được giá trị này. Thậm chí có những gốc hồng lên tới vài trăm triệu cũng được những người yêu hoa đưa đến nơi này để tham gia lễ hội chứng tỏ sức hút của chính lễ hội hoa hồng đã thu hút được nhiều người”, ông Liên nói.

Chia sẻ

Bài viết

Định Nguyễn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất