Sắc màu Cuộc Sống

'Trẻ trâu' Việt và câu chuyện bị vu oan của Vũ Cát Tường

Bánh Mì
Chia sẻ

Tất cả chúng ta đều hay tự cho mình cái quyền "kết tội" dù chưa qua một khóa học luật nào!

Cộng đồng mạng, “trẻ trâu”, “anh hùng” bàn phím… Không ai biết cụ thể họ là ai? Ở đâu? Xấu đẹp ra sao. Chỉ biết rằng quyền năng của cộng đồng này tự cho mình là rất lớn - quyền phán xét, quyền sỉ nhục, quyền bới móc chuyện đời tư… và đặc biệt, khả năng thiếu hiểu biết và vô ý thức là tột đỉnh.

Khi lùm xùm về sản phẩm âm nhạc mới của ca sĩ Sơn Tùng có nhiều nét giống với một ca khúc khác chưa hết nóng thì Vũ Cát Tường đã đăng đàn viết một dòng trạng thái chia sẻ với hàm ý ám chỉ đó là một sự bất thường trong sáng tác.

Và từ đó “giông tố” bắt đầu ập đến với nữ nhạc sĩ/ ca sĩ này. Bị hack Facebook, lộ tin nhắn cá nhân đến lâm vào cảnh “cười người hôm trước hôm sau người cười”, ca khúc Vết Mưa do chính cô sáng tác bị tố ngược, đạo lại tác phẩm Rain in the Park của Marika Takeuchi - một nghệ sĩ người Nhật.

Cộng đồng mạng, đặc biệt là số đông fan cuồng của chàng ca sĩ 9x lại được một phen thể hiện ”tính xấu” của họ, đó là “tát nước theo mưa” khi liên tục lên án chỉ trích Vũ Cát Tường cũng đi đạo nhạc nhưng lại “mạnh miệng” nói người khác. Sự thật sai - đúng khi đó vẫn còn chưa phân định. Tuy nhiên, có khá nhiều người Việt trẻ lên tiếng “khẳng định giúp”. Thậm chí kêu gọi mọi người ủng hộ cho nữ ca sĩ Nhật để “bảo vệ sự thật”.

5

Một chia sẻ khẳng định chắc nịch nữ ca sĩ người Nhật lên tiếng cho rằng Cát Tường đạo nhạc

7

14017698_853975361400651_987335389_n

Thậm chí là sang hẳn fanpage của ca sĩ người Nhật để tố cáo Cát Tường

Vũ Cát Tường lại một lần nữa trở thành trung tâm của “pháp trường” mạng xã hội, mà ở nơi đó, các “quan tòa” tranh nhau đưa ra những lời phán tội khẳng định rằng cô đạo nhạc dù có thể trong số đông đó, có rất nhiều người không có chuyên môn, sự hiểu biết gì dù chỉ là 1 nốt nhạc.

Ai cũng có quyền nói lên quan điểm, suy nghĩ của mình, nhưng những quan điểm đó nên được thể hiện dựa trên sự hiểu biết vấn đề, dựa trên những lý lẽ, cân nhắc trước khi nói chứ không phải hùa theo đám đông. Nói nhiều - dễ thành nói sai. Nói ác miệng - dễ thành nói bậy.

tac-hai-cua-mang-xa-hoi

“Cộng đồng mạng” luôn sẵn sàng buông lời chỉ trích mà không hề tìm hiểu kỹ càng về sự việc

Vũ Cát Tường không phải là nạn nhân duy nhất của những lời chỉ trích thiếu suy nghĩ trên mạng xã hội. Đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi những người vốn chẳng được mấy người biết đến bỗng một ngày trở nên tai tiếng vì họ không may đã bị biến thành “con mồi” của các “anh hùng”, cộng đồng “trẻ trâu” vô ý thức.

Qua những vụ việc được gọi là “bóc phốt”, chẳng cần nghe thông tin nhiều chiều cũng chưa cần biết rõ đúng sai ra sao, cứ thấy đám đông chỉ trích là hùa theo lên tiếng dìm đến tận cùng. Đó không phải là những phân tích đúng sai mang tính đóng góp mà phán xét cá nhân dựa trên những quan điểm chủ quan. Từ bao giờ, chúng ta khờ dại và xấu tính đến mức, hồn nhiên lấy sự thiếu hiểu biết và vô văn hóa của mình trưng ra cho toàn thế giới chứng kiến rồi hả hê trước chúng?

6

Thậm chí là hả hê chỉ trích nữ ca sĩ/ nhạc sĩ dù chưa có một bằng chứng xác thực nào.

Và sự thật?

“Lùm xùm” của Vũ Cát Tường được giải quyết khi nữ nghệ sĩ Nhật chính thức lên tiếng khẳng định cô không đạo nhạc vào hôm qua trên trang Facebook chính thức của mình. Vũ Cát Tường chắc cũng thở phào nhẹ nhỏm vì những rắc rối “trên trời rơi xuống” đã có lời giải. Nhưng chắc với các anti fan đó là một sự thất vọng rất lớn, khi mà cách đây vài ngày - chính họ đã tìm đủ bằng chứng để sang Facebook ca sĩ nước ngoài tố cáo đồng hương của mình là kẻ ăn cắp!

Nhắc lại câu chuyện nữ sinh lớp 9 ở Đồng Nai đã tự tử bằng cách uống thuốc diệt cỏ vì bị đưa clip nhạy cảm lên mạng xã hội. Cộng đồng mạng thay vì lên án hành vi của người tung ra clip đó thì lại có những bình luận ác ý, bỉ bôi, chửi rủa cô nữ sinh trẻ người non dạ. Không thể chịu được sự sỉ nhục từ những người không hề quen biết, không thể chịu đựng được khi danh dự và nhân phẩm của mình bị bôi nhọ, cô nữ sinh đã chọn cho mình cái chết!

Liệu có ai trong số hàng trăm nghìn người đã viết những bình luận ác ý đó tự vấn lương tâm của mình, tự thấy rằng chính mình cũng là một phần dẫn đến cái chết của người… chưa từng gặp mặt? Nhưng bắt ai đền tội bây giờ? Cộng đồng mạng, trẻ trâu Việt - các bạn có thấy sự độc ác mang vỏ bọc hồn nhiên của mình?

14045578_10207979954871535_1401379781772342235_n

Tất cả chúng ta đều hay tự cho mình cái quyền “kết tội” dù chưa qua một khóa học luật nào!

Mạng xã hội xuất hiện, người ta bỗng tự cho phép bản thân cái quyền được phán xét, được soi mói, bới móc đời tư, được miệt thị, chửi rủa người khác mà vẫn nghĩ điều đó đúng đắn và không cần quan tâm đến hậu quả để lại. Những lời nói vô tâm, tưởng chừng như gió thoảng qua lại chính là những con dao sắc nhọn nhất chĩa vào “nạn nhân” - mà đôi khi, họ vô tội!

Xã hội ngày càng phát triển, văn minh hơn rất nhiều, đáng ra, cùng với sự phát triển đó, những cư xử đúng mực trong văn hóa sử dụng mạng xã hội phải ngày càng hoàn thiện. Nhưng sự lười biếng trong việc nâng cao kiến thức - nhìn nhận vấn đề đã làm mờ đi chuẩn mực cơ bản trong ứng xử giữa người với người.

Những “quan tòa mạng xã hội” kia nếu biết tự đặt mình vào vị trí của người khác, hiểu những gì “nạn nhân” phải trải qua thì có lẽ những ngôn từ thiếu suy nghĩ sẽ không bao giờ được nói ra.

“Cuộc đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy nếu ta biết đặt mình vào vị trí của nhau”.

Chia sẻ

Bài viết

Bánh Mì

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất