Sắc màu Cuộc Sống

Trước vụ sóng thần ở Indonesia thì đây là 5 thảm họa sóng thần kinh hoàng nhất lịch sử

Long Anh (Tổng hợp)
Chia sẻ

Trước trận sóng thần hôm 23/12, sóng thần năm 2004 ở Ấn Độ Dương làm 220.000 người chết được ghi nhận là những thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất lịch sử thế giới.

Sóng thần ở Indonesia, 2018

Trận sóng thần ở Indonesia xảy ra vào khoảng 4h30 ngày 23/12 tại các khu vực Pandeglang, Serang và Nam Lampung.

Trong ảnh là hình ảnh từ trên cao cho thấy những ngôi nhà ở Carita, Indonesia bị trận sóng thần phá hủy kinh hoàng. Ảnh: AFP

Giới chức Indonesia cho biết, đợt sóng thần này có thể là do thủy triều dâng bất thường vào thời điểm trăng non đêm qua cộng với lở đất dưới đáy biển, do hoạt động tại đảo núi lửa Anak Krakatau. Vụ phun trào của Anak Krakatoa xảy ra vào khoảng 9 giờ tối 22/12. Sóng đánh vào bờ biển kéo dài khoảng 20 phút.

Mọi người tìm kiếm người thân trong số các thi thể của những nạn nhân thiệt mạng trong trận sóng thần kinh hoàng. Ảnh: AP.

“222 người đã chết, 843 người bị thương và 28 người đang mất tích. Con số này sẽ còn tăng cao do nhiều nạn nhân không được sơ tán, các trung tâm y tế chưa báo cáo về số người đang điều trị và nhiều khu vực chưa có thống kê đầy đủ“, AFP dẫn lời Sutopo Nugroho, người phát ngôn Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Indonesia, hôm 23/12 cho biết.

Tuy nhiên những con số thiệt hại chưa thể so sánh với 5 thảm họa sóng thần kinh hoàng nhất lịch sử thế giới.

Sóng thần ở Indonesia, 2004

Ngày 26/12/2004, trận động đất mạnh 9,1 độ làm rung chuyển tỉnh Aceh nằm ở mũi phía bắc đảo Sumatra thuộc Indonesia. Thảm họa này thậm chí gây ra cơn sóng thần thậm chí lan đến các vùng xa xôi như Somalia ở châu Phi.

Sóng thần tấn công một số nước xung quanh Ấn Độ Dương, giết chết hơn 170.000 người tính riêng tại Indonesi, khiến 50.000 người ở các nước khác thiệt mạng.

Hai người phụ nữ tìm kiếm thi thể người thân trong “nhà xác” tập thể ở tỉnh Aceh, Indonesia. Ảnh: Reuters.

Không có cảnh báo về trận sóng thần sắp xảy ra, khiến người dân không có thời gian để sơ tán, dù thời gian con sóng tấn công các châu lục cách nhau nhiều giờ.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), trận động đất giải phóng năng lượng tương đương 23.000 quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản.

Sóng thần Nhật Bản 2011

Ngày 11/3/2011, Nhật Bản bị tấn công bởi một trận động đất 9 độ, cách bờ biển phía Đông bán đảo Osaka khoảng 72km. Động đất kéo theo cơn sóng thần cao chót vót nhấn chìm hàng loạt khu dân cư dọc bờ biển phía đông bắc đất nước.

Sóng thần tràn vào bờ biển thành phố Miyako thuộc tỉnh Iwate, Nhật Bản, năm 2011. Ảnh: Mainichi Shimbun/Reuters.

Theo ghi nhận, động đất và sóng thần xảy ra khiến khoảng 16.000 người thiệt mạng, hơn 2.500 người mất tích, khoảng ng 125.000 công trình bị hư hại, thiệt hại lên đến 235 tỷ USD

Sóng thần ở Papua New Guinea, 1998

Ngày 17/7/1998, một vụ trượt đất, chứ không phải là động đất, đã tạo ra cơn sóng thần cao tới 9 m, cướp đi hơn 2.100 sinh mạng ở Papua New Guinea.

Động đất kép kéo theo một cơn sóng thần tàn phá 30 km bờ biển phía bắc đất nước này, cuốn đi bảy ngôi làng trên đường di chuyển.

Thiên tai khiến 2.200 người gần khu vực Aitape ở bờ biển Tây Bắc Papua New Guinea chết, hàng nghìn người bị thương, 500 người mất tích và 9.500 người mất nhà cửa.

Sóng thần Philipines 1976

Đêm ngày 17/8/1976, một trận động đất 7,9 độ xảy ra gần các đảo Mindanao và Sulu của Philippines, gây sóng thần cao đến 5 m ở điểm cao nhất, cuốn trôi hàng nghìn người dân khi họ đang ngủ say.

Đã có khoảng 8.000 người đã thiệt mạng, theo ước tính chính thức. Đây được coi là một trong những thảm họa thiên nhiên lớn nhất trong lịch sử Philippines.

Sóng thần ở Nhật bản 1933

Trận động đất mạnh 8,4 độ Richter đã xảy ra vào ngày 2/3/1933 tại bờ biển Sanriku thuộc hòn đảo Honshũ, Nhật Bản. Trận động đất nằm ở cách xa khu dân cư do đó không gây ra nhiều thiệt hại.

Tuy nhiên, cơn sóng thần kinh hoàng theo sau đó lại gây ra tổn thất vô cùng to lớn.

Những đợt sóng được ghi nhận với độ cao lên tới 28,7 mét đã khiến 1.500 người thiệt mạng, 7.000 ngôi nhà bị phá hủy.

Chia sẻ

Bài viết

Long Anh (Tổng hợp)

Tin mới nhất