Sắc màu Cuộc Sống

Trai làng cởi trần đóng khố vật cầu bùn

Theo VnExpress
Chia sẻ

16 thanh niên mình trần, đóng khố vật cầu nước trong thời tiết nắng nóng.

Bốn năm một lần Làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) lại tổ chức Lễ hội vật cầu nước (hay vật cầu bùn). 16 thanh niên trai tráng khỏe mạnh tham gia hội vật được gọi là “quan cầu”; họ chia làm 4 giáp (mỗi giáp 4 người), sau đó 4 giáp này lại được chia thành hai đội (mỗi bên 8 người) tham gia cướp cầu trên sân bùn lầy.

Quân cầu bằng gỗ lim, đường kính 35 cm, nặng khoảng 20 kg được làm lễ và trưng bày ngay cửa đền để người dân, khách thập phương tận mắt chiêm ngưỡng.

Sau phần nghi lễ vào đền làm lễ tế Đức Thánh Tam Giang, các quan cầu uống mỗi người ba lưng bát rượu, ăn hoa quả (dưa hấu, xoài, thanh long, vải) rồi xuống sân đấu.

Hội vật cầu được tổ chức trên sân rộng 14 m, dài 18m, mặt sân là bùn nhão, ở hai bên đầu sân có hai hố để đẩy cầu xuống, mỗi lần một giáp đẩy được cầu xuống hố giáp đối phương trấn giữ là kết thúc một hiệp. Trong quá trình đưa cầu ra sân đấu, cầu được mang từ Đông sang Tây theo hướng mặt trời mọc và lặn. Khi thi đấu, cướp được cầu mang ý nghĩa là cướp được mặt trời, cướp ánh sáng cho cây trồng. Chính vì thế, hội vật cầu bùn đối với người làng Vân có ý nghĩa như một lễ hội cầu mùa màng bội thu.

Hai giáp cử những chàng trai khỏe nhất ra ràng, xe đai đấu vật giữa sân bùn nhão. Nếu đô vật nào thắng thì giáp đó sẽ được giao cầu.

Theo quan niệm truyền thống, mỗi lần cầu được đẩy xuống hố sẽ tượng trưng cho trời đất hòa hợp, mưa thuận gió hòa giúp mùa màng bội thu, dân làng ấm no, hạnh phúc.

Luật chơi của hội rất đơn giản, mỗi giáp trong làng cử 8 thanh niên khỏe mạnh, đều phải là trai chưa vợ, gia đình không có tang, không có bệnh tật, dị tật.

“Ba ngày trước khi diễn ra hội, các thanh niên này phải kiêng rượu, tỏi, hành và kiêng quan hệ nam nữ để thân thể được trong sạch. Thanh niên hai đội Giáp Thượng và Giáp Hạ đóng khố cởi trần và tiến hành các nghi lễ xin thánh Tam Giang mở hội và thi đấu”, ông Nguyễn Văn Quyết, Phó ban tổ chức cho biết.

Trước kia Lễ hội vật cầu diễn ra 2 năm một lần, nhưng do quá trình tổ chức mất nhiều thời gian và kinh phí hạn hẹp nên lâu nay 4 năm mới diễn ra một lần.

Khi một “Quan cầu” cướp được cầu thì những thành viên khác của đội sẽ tìm cách di chuyển để bảo vệ, đưa quả cầu vào lỗ đối phường. Tuy nhiên với sức nặng của quả cầu, bên ngoài dính bùn và mặt sân trơn trượt cũng với sự nỗ lực truy cản của đối phương, không dễ đưa quả cầu về đích.

Trên sân, nhiều cú va chạm diễn ra nảy lửa nhưng không ảnh hưởng đến quyết tâm của từng “Quan cầu”.

Lễ hội vật cầu là nét đặc trưng của văn hóa lúa nước ở làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang).

Chia sẻ

Bài viết

Theo VnExpress

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất