Sắc màu Cuộc Sống

TP.HCM có hơn 1.700 ca nhiễm, trở thành điểm nóng nhất cả nước về tình hình dịch Covid- 19

Phương Linh
Chia sẻ

Kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát đến nay, tổng số ca nhiễm của TP. HCM đến thời điểm hiện tại lên 1.750 ca, trở thành điểm nóng nhất cả nước về tình hình dịch Covid- 19.

Sáng nay (22/6), Bộ Y tế công bố 47 bệnh nhân Covid-19 do lây nhiễm trong nước, riêng TP.HCM có số ca nhiễm lớn nhất cả nước với 36 bệnh nhân.

Như vậy, kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát đến nay, tổng số ca nhiễm của TP. HCM đến thời điểm hiện tại lên 1.750 ca, trở thành điểm nóng nhất cả nước về tình hình dịch Covid- 19.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, liên tục xuất hiện những ca nhiễm mới, nhiều ổ dịch chưa nguy hiểm chưa rõ nguồn lây, tại cuộc họp trực tuyến về Covid-19 sáng 14/6 tại TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong quyết định tiếp tục giãn cách xã hội toàn TP.HCM theo chỉ thị 15 thêm 2 tuần.

Như vậy, thay vì kết thúc giãn cách xã hội vào 0h ngày 15/6 (thứ ba) như chỉ đạo trước đó, TP.HCM tiếp tục giãn cách 2 tuần cho đến 0h ngày 29/6.

TP.HCM có hơn 1.700 ca nhiễm, trở thành điểm nóng nhất cả nước về tình hình dịch Covid- 19 Ảnh 1
Các công nhân được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid- 19

Tối 19/6, ông Từ Lương - Phó giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết Chủ tịch UBND TP.HCM sắp ra chỉ thị mới về tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng dịch Covid- 19.

Chỉ thị mới của chủ tịch UBND TP cơ bản có các điểm mới:

Thứ 1, tạm dừng các loại hình dịch vụ, kinh doanh không cần thiết và ngưng hoạt động chợ tự phát. Riêng các chợ truyền thống sẽ giao Sở Công thương hướng dẫn các quận huyện áp dụng các biện pháp giãn cách để đảm bảo an toàn.

Đồng thời dừng toàn bộ các hoạt động xe taxi, xe công nghệ, xe buýt và xe liên tỉnh.

Thứ 2, không tụ tập 3 người đối với nơi công cộng ngoài công sở, phạm vi bệnh viện, trường học (hiện nay quy định 5 người), yêu cầu giữ khoảng cách giãn cách tối thiểu 1,5m (hiện nay quy định 2m).

Thứ 3, yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp đặc biệt khác.

Thứ 4, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa thiết yếu để phục vụ người dân và nhà máy phân xưởng hoạt động bình thường nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa người lao động với nhau tối thiểu 1,5m, đeo khẩu trang tại nơi làm việc, thực hiện khử trùng, khử khuẩn, đảm bảo thông thoáng thường xuyên và có văn bản cam kết tuân thủ phòng chống dịch gửi cho UBND cấp quận, huyện và TP Thủ Đức nơi nhà máy, phân xưởng đó đặt trụ sở.

Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng biện pháp phòng chống dịch tại cơ sở của mình, đảm bảo sức khỏe, an toàn tuyệt đối cho người lao động.

Thứ 5, các cơ sở, đơn vị nhà nước đảm bảo đúng quy định về giãn cách trong quy trình làm việc, các công ty, tập đoàn bao gồm các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hạn chế tối đa hoạt động trực tiếp, chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến, chỉ đến trụ sở giải quyết công việc thực sự cần thiết, và tuyệt đối thực hiện quy định 5K của ngành y tế.

Thứ 6 dừng các hoạt động hội họp không cần thiết. Trong trường hợp phải tổ chức hội họp, không được tập trung quá 10 người trong 1 phòng, ngoại trừ các cuộc họp đặc biệt quan trọng được chính quyền địa phương cho phép và phải tuân thủ tuyệt đối quy định 5K của ngành y tế.

Dừng các cuộc hội họp không cần thiết; nếu tổ chức thì không quá 10 người trong một phòng, ngoại trừ các cuộc họp đặc biệt được chính quyền địa phương cho phép.

Chia sẻ

Bài viết

Phương Linh

Tin mới nhất