GS Hồ Ngọc Đại: ‘Trẻ con phải được học những thứ chưa ai học, kỳ 1 của lớp GS Ngô Bảo Châu cũng chỉ học hình vuông, tròn’

Định Nguyễn
Chia sẻ

Đây là quan điểm của GS Hồ Ngọc Đại trong buổi tọa đàm chuyên đề giáo dục thời 4.0 mới đây tại Hà Nội.

Ngày 8/9, tại Hà Nội, GS Hồ Ngọc Đại- chủ biên của cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục gây xôn xao dư luận vài ngày nay đã có buổi trao đổi về chuyên đề Công nghệ giáo dục trong kỉ nguyên 4.0.

Đặc biệt thời gian gần đây, dư luận lại ồn ào với cuốn sách này và phần dạy đánh vần của nó rất “lạ” với ô vuông và hình tròn trong sách giáo khoa GDCN lớp 1.

Thực tế, cách đây 40 năm, Chương trình Công nghệ Giáo dục đã được đưa vào dạy học “thí điểm” tại trường Thực nghiệm. Trong suốt 40 năm ấy, phương pháp dạy của GS Đại vẫn chia làm 2 luồng ý kiến khác nhau, hoặc ủng hộ, hoặc chống đối, chỉ trích.

GS Hồ Ngọc Đại

Mở đầu buổi nói chuyện GS Hồ Ngọc Đại đã dành hơn 30 phút kể về khoảng thời gian đi học tại Nga khi ông cùng một người đồng nghiệp được cử sang Liên Xô để học tập kiến thức cũng như tiếp thu các phương pháp học tập mới vào năm 1968.

“Sự vượt trội của chương trình thực nghiệm là lấy học sinh làm trung tâm, tất cả những kiến thức đều được các em tiếp thu một cách trực quan. Ví dụ dạy phép nhân cho học sinh tiểu học: Thay vì dạy từ phép cộng, tôi sử dụng cốc nước nhỏ và to cho trực quan. Cứ 1 cốc nước to bằng 3 cốc nước nhỏ, cho học sinh đổ 15 cốc nước nhỏ vào ca, thì đúng bằng 5 cốc nước to vào ca. Học sinh lúc này tự suy ra được 5×3 sẽ bằng 15”, GS Hồ Ngọc Đại kể lại.

Thấy phương pháp này hiệu quả, GS Hồ Ngọc Đại còn thử áp dụng dạy Đại số cho học sinh lớp 1 tại Liên Xô thì các em đều có thể giải được phương trình 1 ẩn, 2 ẩn, kết quả một nghiệm, vô nghiệm.

“Học sinh tiểu học suy nghĩ rất đơn giản, nếu phương pháp sai thì các em không thể nào hiểu được. Tôi làm giáo dục là tác động tới đời sống của người khác, vì thế tôi phải có trách nhiệm với chương trình của mình”, GS Đại khẳng định.

“Bố mẹ không có quyền áp đặt trẻ con”

Theo GS Đại, phương châm giáo dục cũ noi gương thánh hiền, nền giáo dục hiện đại phải tự phát triển, noi gương chính bản thân nó.

Và điều mấu chốt ông muốn đưa ra là: “Bố mẹ không có quyền áp đặt trẻ con, hãy để các con có quyền. Hãy tạo cho trẻ con được hưởng những cái mới chưa ai có. Không thể bác bỏ những cái cũ nhưng cần phải có một nền giáo dục mới nhất để trẻ con được hưởng những thành tựu đó”!

GS Hồ Ngọc Đại đứng giữa trao đổi với người tham dự tọa đàm. Ảnh: Trí thức trẻ.

Trong buổi tọa đàm, vị GS chia sẻ, cuốn sách ông dành tâm huyết và công phu nhất là tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục. Trẻ con rất hồn nhiên và tin người lớn, lớp 1 phải đưa những thứ tốt đẹp vào đó. “Tất cả chương trình của tôi không bao giờ ôn tập (lặp lại thời gian), phải tận dụng từng giây phút của học sinh. Tôi là người cuối cùng viết lại cuốn Tiếng Việt, để chịu trách nhiệm tôi ký tên tôi”.

Theo đó ông khẳng định việc học sinh học theo sách của ông chắc chắn không thể tái mù bởi ông có công nghệ giáo dục.

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam, trẻ con 6 tuổi nói sõi, 7 tuổi nói đúng, 8 tuổi nói chuẩn… Nhưng khi tôi dạy trẻ con học hết lớp 1 ở bất cứ nơi đâu trên đất nước này, ở miền núi xa xôi, miễn 6 tuổi chỉ cần học với tôi 1 năm sẽ đọc thông, viết thạo, viết đúng chính tả và không thể tái mù.

Một ông Bí thư xã nói với tôi rằng, chỉ mất 5 tháng học Tiếng Việt của tôi là có thể viết được đơn, còn cách dạy cũ học hết năm lớp 1 cũng không làm được. Tôi đưa vào lớp 1 với khóa đầu tiên của GS Ngô Bảo Châu. Học kỳ 1 của lớp GS Châu không học chữ mà chỉ học hình vuông, hình tròn, hình tam giác”, GS nhấn mạnh, người ta chửi về chữ ô vuông, phê phán nhưng ông không để ý.

“Kỳ 1 của lớp GS Ngô Bảo Châu không học chữ mà chỉ học hình vuông, tròn”

Tiếp tục về điều này, ông kểm ột ông Bí thư xã nói với mình rằng, có học trò mất 5 tháng học Tiếng Việt của tôi là có thể viết được đơn, còn cách dạy cũ học hết năm lớp 1 cũng không làm được.

“Ví dụ tiếng Việt lớp 1 là thành tựu 300 năm nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt, tổng kết lại làm giáo trình cho sinh viên năm thứ 3 năm 1977 và đến 1978, tôi đưa vào lớp 1 với khóa đầu tiên của GS Ngô Bảo Châu.

Học kỳ 1 của lớp GS Châu không học chữ mà chỉ học hình vuông, hình tròn, hình tam giác”, ông kể và nhấn mạnh thêm.

“Thế kỷ 21, một thế hệ chưa từng có trong lịch sử phải có một hệ thống giáo dục chưa từng có trong lịch sử! Phải đổi mới giáo dục! Bỏ chấm điểm để các cháu phát huy thế mạnh, năng khiếu, nó yếu cái nọ nhưng nó mạnh cái kia”, GS chia sẻ.

Kết thúc buổi nói chuyện, GS tin tưởng nói: “Tôi lắng nghe những đóng góp có ích cho việc của tôi để điều chỉnh. Tương lai của Công nghệ giáo dục là vĩnh viễn”.

Chia sẻ

Bài viết

Định Nguyễn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất