Sắc màu Cuộc Sống

Thừa Thiên Huế: Thương lái đổ xô săn cau non xuất sang TQ

Chia sẻ

Thời gian gần đây, thương lái đến từ các địa phương phía Bắc tỏa đi các địa phương ở vùng đồng bằng đến tận miền cao của tỉnh Thừa Thiên Huế thu mua cau non xuất bán sang TQ.

Hằng ngày, bà Phạm Thị Bé (46 tuổi, ở làng Văn Xá, xã Hương Văn, thị xã Hương Trà) thức dậy từ sớm, đạp xe rong ruổi khắp các khu dân cư mua cau về bán cho cơ sở chế biến, thương lái kiếm lời.

Hằng ngày, bà Phạm Thị Bé (46 tuổi, ở làng Văn Xá, xã Hương Văn, thị xã Hương Trà) thức dậy từ sớm, đạp xe rong ruổi khắp các khu dân cư mua cau về bán cho cơ sở chế biến, thương lái kiếm lời.

Bà Bé mua tại vườn dân với giá 12.000 đồng/kg, bán lại cho ông Phạm Sinh (thôn Giáp Nhì, xã Hương Văn) với giá 14.000 đồng/kg kể cả cuống.

Bà Bé mua tại vườn dân với giá 12.000 đồng/kg, bán lại cho ông Phạm Sinh (thôn Giáp Nhì, xã Hương Văn) với giá 14.000 đồng/kg kể cả cuống.

Mỗi ngày cơ sở của ông Sinh thu mua ước chừng 1,5 tấn cau và chỉ mua cau non. Theo ông Sinh, mùa cau cao điểm vào tháng 8 âm lịch. Năm ngoái, giá cau chỉ bằng 1/3 so với năm nay.

Mỗi ngày cơ sở của ông Sinh thu mua ước chừng 1,5 tấn cau và chỉ mua cau non. Theo ông Sinh, mùa cau cao điểm vào tháng 8 âm lịch. Năm ngoái, giá cau chỉ bằng 1/3 so với năm nay.

Điểm thu mua của ông Phạm Cường (xã Hương Văn) mỗi ngày thu mua 3-4 tấn cau non.

Điểm thu mua của ông Phạm Cường (xã Hương Văn) mỗi ngày thu mua 3-4 tấn cau non.

Hơn 10 nhân công địa phương được ông Cường thuê để tách buồng.

Hơn 10 nhân công địa phương được ông Cường thuê để tách buồng.

Phần lớn họ là những lao động nhàn rỗi, người già, sinh viên, mỗi ngày được trả công từ vài chục đến trăm nghìn tùy vào năng suất làm việc.

Phần lớn họ là những lao động nhàn rỗi, người già, sinh viên, mỗi ngày được trả công từ vài chục đến trăm nghìn tùy vào năng suất làm việc.

Sau đó, cau non được luộc và cho vào lò sấy khô. Theo ông Phạm Giác (79 tuổi), cơ sở của ông Cường hoạt động đã 4 năm nay. Cau sau khi sấy khô được nhập cho một Cty thu mua nông sản ở Hải Phòng xuất qua Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh.

Sau đó, cau non được luộc và cho vào lò sấy khô. Theo ông Phạm Giác (79 tuổi), cơ sở của ông Cường hoạt động đã 4 năm nay. Cau sau khi sấy khô được nhập cho một Cty thu mua nông sản ở Hải Phòng xuất qua Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh.

Trước sự việc người dân ồ ạt hái cau non bán cho Trung Quốc, ông Hồ Đính, Phó phòng Trồng trọt, Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế cho biết, họ nhập cau non để sản xuất kẹo bán đi các nước có khí hậu lạnh.

Trước sự việc người dân ồ ạt hái cau non bán cho Trung Quốc, ông Hồ Đính, Phó phòng Trồng trọt, Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế cho biết, họ nhập cau non để sản xuất kẹo bán đi các nước có khí hậu lạnh.

Cũng theo ông Đính, toàn tỉnh có trên 160 ha cau, đây là năm dân vừa được mùa cau, vừa được giá. “Đây là việc hết sức bình thường và đáng mừng cho người dân, bởi nếu giá thấp như mọi năm thì chỉ thời gian ngắn tới đây cau sẽ rụng đỏ vườn. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc hết sức bấp bênh”.

Cũng theo ông Đính, toàn tỉnh có trên 160 ha cau, đây là năm dân vừa được mùa cau, vừa được giá. “Đây là việc hết sức bình thường và đáng mừng cho người dân, bởi nếu giá thấp như mọi năm thì chỉ thời gian ngắn tới đây cau sẽ rụng đỏ vườn. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc hết sức bấp bênh”.

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất