Sắc màu Cuộc Sống

Thót tim clip 'nữ quái xế' chở theo trẻ nhỏ không đội mũ bảo hiểm, phóng như bay vẫn thả 2 tay lướt Facebook

Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Chia sẻ

Người phụ nữ chở theo trẻ nhỏ phía trước nhưng không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy chạy băng băng nhưng tay và mắt thì liên tục nhìn vào màn hình điện thoại khiến nhiều người "thót tim".

Vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ngắn ghi lại cảnh một người phụ nữ trẻ dù đang chở theo trẻ nhỏ nhưng đầu không đội mũ bảo hiểm, phóng xe nhanh. Đáng nói là, người phụ nữ này vừa lái xe vừa tranh thủ sử dụng điện thoại. Thậm chí, “nữ quái xế” này còn bỏ tay lái, dùng cả 2 tay để sử dụng điện thoại.

Đoạn clip ngay sau khi đăng tải đã thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng mạng với nhiều bình luận chỉ trích gay gắt. Hầu hết ý kiến đều cho rằng hành vi của người phụ nữ này là vi phạm luật an toàn giao thông, coi thường tính mạng của bản thân và của em bé đi cùng.

Tài khoản Nguyễn Toàn bức xúc: “Xem mà thót tim, sao lại có thể cẩu thả trong việc đi đứng vậy chứ. Chở theo trẻ nhỏ mà phóng xe như bay, lại còn thả hai tay để bấm điện thoại, không hiểu đang thể hiện điều gì nữa?”.

Người phụ nữ thả 2 tay để bấm điện thoại khi chở theo trẻ nhỏ.

“Chẳng biết tay lái “lụa” đến đâu nhưng xem thấy bực mình quá. Cần nhắn tin, trao đổi gì thì có thể dừng xe lại mà, sao lại vừa lái xe vừa lướt điện thoại thế kia. Chở theo trẻ em mà cũng chẳng nón bảo hiểm, xe thì phóng vèo vèo, đến là chán cái ý thức“, Nga Nguyễn bình luận.

“Không biết quái xế này có Facebook là gì nhỉ? Các thánh thử lùng xem nàng sống ở đâu, làm nghề gì mà phiêu vậy”, nick name Minh Minh viết.

Ngoài các bình luận chỉ trích, nhiều ý kiến đề nghị cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc để tìm ra danh tính nữ tài xế và xử lý nghiêm.

Hình phạt sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy

Căn cứ Điểm o, Khoản 3 và Điểm c, Khoản 12, Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

o) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 7; Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các Điểm, Khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 1; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm a, Điểm b, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Điểm m, Điểm n, Điểm o Khoản 3;”

Như vậy, người phụ nữ này đang điều khiển xe máy mà sử dụng điện thoại di động sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Ngoài ra, người này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng gây tai nạn giao thông.

Hình phạt không đội mũ bảo hiểm.

Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, theo đó:

“3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

…i) Người điều khiển, người ngồi trên xe “không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

l) Chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;…”

Chia sẻ

Bài viết

Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất