Sắc màu Cuộc Sống

Thoát thân khỏi kẻ bắt cóc - Những điều cha mẹ cần dạy con

Chia sẻ

Từ những ám ảnh của hàng loạt tin đồn bắt cóc trẻ em đến vụ bắt cóc sát hại dã man bé trai 11 tuổi tại Bình Thuận. Hiện thực xã hội phơi bày hết sức kinh khủng. Liệu kè kè bên con 24/24 có phải cách tốt nhất để bảo vệ an toàn cho con.

“Mất bò mới lo làm chuồng”, tuy nhiên vẫn chưa phải là quá muộn để các bậc cha mẹ bắt đầu dạy con cách tự bảo vệ mình khỏi một vụ bắt cóc. Không phải những đe dọa đơn thuần như: “Đừng đến gần ông A, bà B. Họ là ông kẹ đấy”, “Ai cho kẹo cũng không được ăn, bắt cóc chặt chân cho đi ăn xin đấy”… Tâm lý mong manh của trẻ sẽ hình thành nỗi ám ảnh sợ hãi và trở nên cực kì bối rối khi thật sự gặp phải tình huống này.

batcoctreem021

Dạy trẻ đối phó với kẻ bắt cóc đúng cách chính là một trong những biện pháp bảo vệ con hữu hiệu nhất.

Bố mẹ phải nhớ:

Thận trọng và cân nhắc khi đưa thông tin con cái lên mạng xã hội, hoặc công khai cho người quen.

Tuyệt đối không được ghi tên con lên balo hay quần áo của trẻ vì có thể kẻ gian sẽ lợi dụng để kêu bé như người quen biết, gây mất cảnh giác cho trẻ.

Trường học chính là môi trường bảo vệ hữu hiệu nhất của trẻ nhỏ. Bố mẹ nên cùng giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ để con luôn trong tầm kiểm soát của người lớn. Xác định rõ với giáo viên ai sẽ là người đón con mỗi ngày.

Nếu để con đi học một mình, luôn nhớ nắm rõ đoạn đường đi, ước chừng thời gian đến nơi của con.

Lưu lại tên, địa chỉ của các bạn học thân thiết với con.

Không cho con cầm tiền, đeo trang sức vàng, bạch kim…, dễ trở thành đối tượng được nhiều kẻ bắt cóc chú ý.

Đặt ra một số quy tắc để con tuân thủ:

Không được đi một mình vào chỗ tối, vắng người.

Không tự ý đi theo người khác nếu như không có sự đồng ý của bố mẹ. Nếu có ai đó bám theo con, lập tức la lớn để kêu gọi sự chú ý của những người xung quanh. Sau đó nhờ chú công an đưa con về.

batcoctreem031 Phải tuân thủ giờ giấc, đi về đúng giờ đã hẹn với bố mẹ. Nếu trẻ chưa biết xem đồng hồ có thể dùng cách chỉ số. Nếu trẻ muốn ở lại nhà bạn chơi lâu, phải nhờ người lớn gọi điện xin phép với lý do thích hợp.

hoa3

Đặt ra quy định giờ giấc và hướng dẫn con tuân thủ nghiêm ngặt sẽ tạo cho trẻ thói quen kỷ luật tốt.

Dạy con thuộc lòng số điện thoại của cả bố và mẹ, để khi có bất cứ tình huống khó khăn nào sẽ lập tức gọi điện cho gia đình.

ky-nang-can-day-tre-khi-bi-lac-2

Tuyệt đối không ngồi vào lòng người lạ.

Khi chẳng may lạc người lớn ở nơi đông người, cần dạy con đứng yên tại chỗ để bố mẹ chủ động đi tìm. Nếu lâu quá, con phải tìm đến các chú bảo vệ, công an nhờ họ đọc thông tin của con để bố mẹ có thể dễ dàng tìm được.

Dạy con không được cầm, nắm hoặc ăn bất cứ thứ gì người lạ đưa cho.

Nếu người lạ tiếp cận, hãy trả lời thật ngắn gọn: “Cháu không biết” và lập tức đến gần chỗ người lớn.

Dạy con kỹ năng đối phó kẻ bắt cóc

Bản thân trẻ em cũng cần được học một số kỹ năng tự bảo vệ mình khi gặp phải những tình huống nguy hiểm.

- Hét lớn “Cháy nhà…” khi đối tượng vừa tiếp cận con, điều này sẽ khiến mọi người xung quanh và kể cả kẻ bắt cóc giựt mình nhìn quanh. Đây là cơ hội để con thoát thân khi đối tượng bị xao nhãng.

Khi rơi vào tình huống nguy hiểm, con cần bình tĩnh... Nếu quá manh động, có thể khiến kẻ gian hoảng hốt dẫn đến hành động thiếu suy nghĩ.

Khi rơi vào tình huống nguy hiểm, con cần bình tĩnh… Nếu quá manh động, có thể khiến kẻ gian hoảng hốt dẫn đến hành động thiếu suy nghĩ.

- Dạy trẻ ba điểm trên cơ thể người lạ mà trẻ có thể tấn công, làm đau khiến kẻ bắt cóc phải buông tay để trẻ vùng chạy đó là: Ức, cằm và hạ bộ.

- Bố mẹ cũng nên tạo tình huống trực quan cho con, ví dụ giả làm kẻ bắt cóc, uy hiếp để con tập thói quen phản xạ nhanh nhạy. Từ đó sẽ không bị bất ngờ, sợ hãi khi gặp người xấu có ý định hãm hại con.

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất