Sắc màu Cuộc Sống

'Thiếu ý thức về phòng cháy thì dù ở chung cư hay nhà phố đều cháy như nhau'

Huy Hậu
Chia sẻ

Đó là khẳng định của lãnh đạo Cảnh sát PCCC TP. HCM trước câu hỏi "sống ở chung cư hay nhà phố an toàn hơn".

Đi tìm nguyên nhân?

Hội thảo “Giải pháp an toàn khi cháy nổ ở chung cư” diễn ra sáng 3/4 tại TP.HCM đã đem đến cho người dân những thông tin hữu ích trong công tác phòng chống cháy nổ khi sống ở chung cư.

Theo ông Nguyễn Thanh Hải - Trường phòng Quản lý nhà và công sở (Sở Xây dựng TP.HCM), trong thời gian qua tình hình cháy nổ ở TP.HCM diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng các vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Theo thống kê, chỉ trong quý I/2018, cả nước xảy ra khoảng 1.000 vụ cháy, làm chết 33 người. Nghiêm trọng nhất là vụ thỏa họa xảy ra ở chung cư Carina (Quận 8, TP.HCM) khiến 13 người tử vong, 51 người bị thương. Tuy số vụ cháy so với năm 2016 giảm, nhưng số người thiệt mạng và bị thương lại có chiều hướng gia tăng đáng kế.

Trong khi đó, chỉ trong năm 2017, trên địa bàn TP.HCM đã xảy ra 1.007 vụ cháy, làm chết 26 người, 44 người bị thương và thiệt hại về tài sản lên đến 100 tỉ đồng.

Vụ hỏa hoạn Carina khiến nhiều người lo ngại hơn về hệ thống PCCC của chung cư.

Đáng lo ngại hơn, trong 1.037 chung cư tại TP.HCM có 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 đã quá “đát”, không có hệ thống PCCC. Cùng với đó tình trạng rất nhiều chung cư chưa hoàn thiện, hệ thống PCCC, an ninh chưa được nghiệm thu nhưng cư dân vẫn vào ở.

Thế rồi, sau thảm họa cháy chung cư Carina Plaza, đông đảo cư dân sống ở nhiều chung cư mới giật mình tìm hiểu về việc mua bảo hiểm cháy nổ và vỡ lẽ nhiều điều “thì ra mình quá chủ quan, coi thường mạng sống”. Đặc biệt, cũng kể từ đó, người dân mới xem công tác phòng chống cháy nổ đang là vấn đề được quan tâm hơn bao giờ hết.

Tại Hội thảo, lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM, Cảnh sát PCCC TP.HCM và các chuyên gia cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những thiếu sót trong công tác quản lí, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân then chốt dẫn đến tình trạng cháy nổ trong chung cư hiện nay.

Theo đó, nguyên nhân vẫn là những sự cố chập điện ngoài ý muốn; lấn chiếm cầu thang, hành lang; chưa thành lập ban quản trị, ban quản lí đại diện tiếng nói cư dân; tình hình an ninh trật tự chưa đảm bảo; hệ thống PCCC chưa phát huy tác động hoặc chưa được nghiệm thu hoặc hết hạn sử dụng; ý thức chấp hành của cư dân còn kém; phải thường xuyên thực hiện khậu hậu kiểm tra;…

Theo đó, nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là ở ý thức, thiếu kiến thức PCCC của người dân dẫn đến tình trạng đáng tiếc.

“Dù là bất kỳ nguyên nhân nào đi nữa thì có lẽ ý thức về PCCC của đa số người dân không cao, thiếu kiến thức về sử dụng các thiết bị điện và kỹ năng thoát hiểm là then chốt nhất. Chỉ khi cư dân có trách nhiệm, nắm bắt thông tin đầy đủ và tuân thủ các quy định PCCC thì vấn đề cháy nổ ở chung cư mới được đảm bảo tốt nhất”, Đại tá Huỳnh Ngọc Quang, Trưởng phòng Hướng dẫn chỉ đạo về chữa cháy (Cảnh sát PCCC TP.HCM) nhấn mạnh.

“Ở chung cư vẫn an toàn hơn cả?”

Cũng tại Hội thảo, nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh chủ đề được dư luận quan tâm sau sự cố cháy chung cư Carina kinh hoàng tháng 3 vừa qua đó là “Sống ở chung cư hay nhà phố an toàn hơn?”.

Theo một cư dân đang sinh sống tại một chung cư, hiện nay thực trạng đáng lo ngại là hầu hết các nhà phố không đảm bảo các điều kiện cần thiết về cháy nổ. Cụ thể, không có hệ thống PCCC, những con hẻm dẫn vào nhà rất nhỏ, xe cứu hỏa, xe cứu thương không thể tiếp cận sâu.

“Dù sao ở chung cư những quan ngại về PCCC vẫn được đảm bảo, dù có đi đâu dài ngày vẫn đảm bảo về an ninh, PCCC hay các vấn đề khác. Đặc biệt, mỗi khi nhỡ có sự cố thì các thiết bị PCCC vẫn dễ dàng tiếp cận hơn.”, một cư dân cho biết.

Trước câu hỏi này, lãnh đạo Cảnh sát PCCC TP.HCM cũng khẳng định: “Thiếu ý thức, trách nhiệm về PCCC thì dù ở chung cư hay nhà phố đều cháy như nhau”.

Tại hội thảo, lãnh đạo Cảnh sát PCCC TP.HCM cũng khẳng định: “Thiếu ý thức, trách nhiệm về PCCC thì dù ở chung cư hay nhà phố đều cháy như nhau”.

Đại diện cơ quan PCCC TP.HCM cũng chỉ ra những giải pháp: Nắm lại toàn bộ công tác an toàn PCCC đối với nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TP; Chính quyền địa phương tăng cường giám sát, kiểm tra công tác an toàn PCCC tại khu dân cư, xây dựng lực lượng PCCC địa phương vững mạnh; Cảnh sát PCCC phối hợp với các quận, huyện tổ chức các phương án diễn tập PCCC, kỹ năng thoát hiểm cho người dân…

Có thể nói, với việc ban hành Chỉ thị số 04 /CT-UBND (ngày 29/3/2018) về triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đối với chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn thành phố, UBND TP. HCM kỳ vọng sẽ hạn chế tối đa tình trạng cháy, nổ đáng báo động hiện nay.

Chia sẻ

Bài viết

Huy Hậu

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất