Sắc màu Cuộc Sống

Theo giáo phái 'không cho truyền máu', người phụ nữ gãy hở hai xương cẳng chân bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật

An Nhiên (Tổng Hợp)
Chia sẻ

Người phụ nữ bị gãy dập nát chân cần được phẫu thuật ngay nhưng gia đình và bệnh nhân yêu cầu không truyền máu từ người khác, thậm chí là máu của thân nhân. Yêu cầu kỳ lạ này khiến nhiều bệnh viện từ chối tiến hành phẫu thuật.

Trao đổi với báo Thanh Niên, ngày 28/9, đại diện Bệnh viện Quốc tế City cho biết đơn vị vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân N.T.T.T (SN 1959, ngụ ở TPHCM) bị gãy xương chân bằng phương pháp truyền máu hoàn hồi. Đây là phương pháp lấy máu của bệnh nhân để truyền lại cho chính mình.

Bệnh nhân bị gãy hở 1/3 dưới hai xương cẳng chân. Ảnh: Báo Lao Động.

Theo VnExpress đưa tin, ngày 25/9, bà T. được bác sĩ chẩn đoán gãy hở 1/3 dưới hai xương cẳng chân trái, xương chày gãy chéo, xương mác gãy ngang, các cơ, mô dập nát nhiều cần phải phẫu thuật ngay. Tuy nhiên, gia đình theo giáo phái “không cho truyền máu người khác” kể cả máu thân nhân nên một số bệnh viện từ chối phẫu thuật.

Bác sĩ Trần Văn Bé Bảy, Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Quốc tế City trả lời VnExpress nếu không phẫu thuật can thiệp kịp thời, bệnh nhân có thể diễn biến xấu, biến chứng nguy hiểm như tổn thương mạch - thần kinh, hội chứng chèn ép khoang, nhiễm khuẩn, cẳng chân sưng nề, đoạn chi…

Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho nữ bệnh nhân. Ảnh bệnh viện cung cấp.

Liên quan đến sự việc, trả lời báo Lao Động, Ths.Bs Đào Thị Mỹ Vân - Phó giám đốc y khoa, Trưởng khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Quốc tế City cho biết phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân là phẫu thuật không mất máu vì được thực hiện với ga rô, bệnh nhân chỉ bị mất máu qua ổ gãy xương hở trong quá trình di chuyển. Tuy nhiên nếu gãy những xương lớn như xương đùi hoặc đa chấn thương gây mất nhiều máu thì yêu cầu không truyền máu sẽ khá khó khăn.

Sau khi thuyết phục bệnh nhân làm theo kỹ thuật truyền máu hoàn hồi, các bác sĩ đã thực hiện thành công ca phẫu thuật. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định và sớm đi lại và sinh hoạt bình thường sau khi tập luyện vật lý trị liệu, tái khám định kỳ.

Chia sẻ

Bài viết

An Nhiên (Tổng Hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất