Sắc màu Cuộc Sống

Thế lực nào đứng sau đường dây tiền ảo lừa đảo lớn nhất lịch sử hút 32000 người tham gia bỏ vốn 15.000 tỷ đồng

Hường Thu (Tổng hợp)
Chia sẻ

Trái với lời quảng cáo, công ty Modern Tech thực chất "thuần Việt 100%", không hề có sự hợp tác với các đối tác nước ngoài. Đây chỉ là chiêu trò do nhóm đối tượng gồm 7 người dựng lên để lừa đảo với danh nghĩa kêu gọi đầu tư.

Xôn xao đường dây lừa đảo đa cấp lớn nhất lịch sử - 32.000 người bị công ty Modern Tech lừa 15.000 tỷ đồng đầu tư vào tiền ảo

Mới đây, nhiều diễn đàn báo chí và mạng xã hội đang nóng lên vụ tố cáo “đường dây tiền ảo đa cấp lừa 15.000 tỷ đồng”.

Theo đó, sáng 8/4, hàng chục nhà đầu tư đã kéo đến trụ sở của Công ty cổ phần Modern Tech (viết tắt: Modern Tech) tại Tòa nhà Vietcomreal, số 68 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, căng băng rôn tố cáo bị lừa đảo khi tham gia vào dự án tiền số hóa (tiền ảo).

Các nạn nhân giăng biểu ngữ trước công ty Modern Tech ở TP.HCM (Ảnh: VietnamFinance)

Modern Tech được cho là công ty đại diện hợp pháp tại Việt Nam của hai đồng tiền kỹ thuật số iFan và Pincoin. Hai đồng tiền kỹ thuật số này đều được quảng cáo là thành lập tại nước ngoài. Trong đó, iFan được giới thiệu là 1 dự án tiền kỹ thuật số được thành lập theo Luật pháp Singapore, được thành lập dựa trên ý tưởng là dùng để thanh toán các dịch vụ giữa người nổi tiếng và fan hâm mộ. Người đầu tư được cam kết rằng giá trị iFan sẽ tăng mỗi ngày do sự ký kết liên tục với các ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam. Tương tự, Pincoin được gắn mác là dự án đến từ Dubai.

Trên danh nghĩa ủy quyền của iFan và Pincoin, Modern Tech cam kết khách hàng sẽ được hưởng lợi nhuận thấp nhất 48%/tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng. Nếu kêu gọi được người chơi mới thì sẽ được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia. Với chiêu bài này, chỉ trong nửa năm, hai dự án tiền ảo đã thu hút được tới hơn 3 vạn nhà đầu tư, với quy mô lên tới 15.000 nghìn tỷ đồng.

Một buổi sự kiện ICO “hoành tráng” của Modern Tech và iFan

Con số giật mình này đã khiến những người tố cáo - và cũng chính là những nhà đầu tư đã đổ tiền vào iFan, Pincoin - gọi vụ việc là “tiền ảo - lừa đảo đa cấp lớn nhất lịch sử”. Thậm chí, trong tâm trạng cùng quẫn, họ còn viết trên băng rôn “Pincoin + Ifan đã giết mẹ chúng tôi”.

Thế lực nào đứng sau Modern Tech?

Công ty Modern Tech tự giới thiệu bằng những lời lẽ có cánh, cho rằng đây là công ty “chuyên nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới vào đời sống thực tế”. Họ tự nhận mình là đã ứng dụng blockchain bằng việc ký kết hợp tác với công ty công nghệ iFan tại Singapore.

Một công cụ của công ty Modern Tech nhằm lôi kéo nhà đầu tư đổ tiền vào.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của VietTimes, CTCP Modern Tech thành lập ngày 31/10/2017, đăng ký ngành nghề hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực: Hoạt động thiết kế chuyên dụng (Chi tiết: Thiết kế website (trừ thiết kế công trình xây dựng) - Mã ngành 7410.

Bên cạnh ngành nghề kinh doanh trên, Modern Tech còn đăng ký thêm 10 ngành nghề khác, như lập trình máy tính; Xuất bản phần mềm; Sửa chữa máy tính và thiết bị ngoại vi; Đại lý, môi giới đấu giá… Đáng chú ý, Modern Tech có đăng ký ngành nghề Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính - Mã 6619, chi tiết là tư vấn đầu tư nhưng lại loại trừ tư vấn tài chính, kế toán, luật.

Theo đăng ký kinh doanh lần đầu, Modern Tech có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, chia làm 10 triệu cổ phần mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Số cổ phần trên do 7 cổ đông sáng lập đăng ký đóng góp, gồm: Vũ Hữu Lợi - SN 1979 (15 tỷ đồng; tương ứng tỷ lệ sở hữu 15%); Hồ Phú Ty (12%); Lưu Trọng Tuấn - SN 1985 (12%); Lương Huỳnh Quốc Huy - SN 1985 (12%); Nguyễn Đức Trọng - SN 1986 (12%); Hồ Xuân Văn - SN 1988 (13%); Bùi Thị Ngọc Mỹ - SN 1985 (12%).

Hình ảnh của những người đứng đầu vụ lừa đảo tiền ảo trị giá 15 nghìn tỷ đồng được các nạn nhân in ra để tố cáo.

Người đại diện theo pháp luật của Modern Tech là ông Hồ Xuân Văn - Tổng Giám đốc. Ông Văn sinh ngày 20/06/1988, đăng ký hộ khẩu thường trú tại Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; Tạm trú tại Tòa nhà Sarimi, Khu đô thị Sala, Quận 2, TP. HCM.

Được biết, bên cạnh vai trò tại Modern Tech, ông Văn còn là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH MTV và Chế biến thực phẩm Bin Vina. Pháp Nhân này được thành lập ngày 12/01/2010 tại ấp Thanh Tân, xã Thanh Lương, TX. Bình Long, tỉnh Bình Phước. Theo cập nhật mới nhất của cơ quan thuế, Bin Vina đã ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế.

Bài PR đánh bóng tên tuổi của iFan và Modern Tech được đăng tải công khai trên một trang báo (ảnh chụp màn hình).

Theo những người tố cáo, Modern Tech chỉ là công ty thuần Việt và không hề liên kết hợp tác với nước ngoài như lời họ tự quảng bá. Theo thống kê từ SimilarWeb, hơn 90% lượng truy cập vào hệ thống iFan đến từ Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu thành lập, iFan đã tìm cách lợi dụng tên tuổi và hình ảnh nghệ sỹ để quảng bá cho hệ thống. Bằng cách mời MC, ca sỹ về dẫn chương trình và biểu diễn, iFan dùng những hình ảnh này để quảng bá rằng các nghệ sỹ lớn của Việt Nam “đang hợp tác cùng iFan”. Tuy nhiên, trên thực tế, iFan chưa hề xây dựng các tính năng, ứng dụng để hỗ trợ nghệ sĩ như những gì họ tô vẽ để chiêu dụ người đầu tư.

Một nam ca sĩ nổi tiếng đã từng phải lên tiếng cảnh báo anh không hề liên quan gì đến việc “đại diện hình ảnh” hay PR cho dự án tiền ảo, hay cái gọi là tập đoàn iFan nào đó.

Modern Tech chỉ thuê văn phòng ảo tại tòa nhà số 68 Nguyễn Huệ, quận 1. Ảnh: T.C

Dự án iFan yêu cầu chủ đầu tư phải mua lượng token tối thiểu 1.000 USD. Sau đó người đầu tư phải trải qua quá trình cho vay với lãi suất “khủng” lến đến vài chục phần trăm mỗi tháng. Việc này nhằm kéo dài thời gian sống cho dự án. Trong lúc cho vay, người đầu tư được khuyến khích kêu gọi mọi người vào để hưởng hoa hồng theo nhiều mức. Chính số tiền của những người vào sau được dùng để trả cho những người trước.

Số tiền đầu tư tối thiểu đã cao, số tiền rút ra cũng cao không kém. Ban đầu là 0.02 BTC (khoảng 5 triệu đồng) có lúc tăng đến 0.8 BTC (gần 200 triệu đồng). Công ty này luôn nâng giới hạn để không cho người đầu tư rút. Những nhà đầu tư nộp tiền thật cho công ty rồi sau đó chỉ biết đứng nhìn số tiền của mình hiển thị trên màn hình chứ cũng không mong thu hồi lại được.

“Sau khi thu được số tiền khủng thì nhóm điều hành các đồng tiền ảo này đã đổi từ hình thức trả thưởng bằng cách quy đổi qua các đồng tiền số. Lúc này nhiều người mới biết bị lừa vì những dự án này được nhóm người trên dựng lên chứ không có ông chủ nước ngoài nào cả”, báoTuổi trẻ viết.

Modern Tech đã “ngừng hoạt động”

Thông tin cập nhật mới nhất từ cơ quan thuế cho hay, Công ty cổ phần Modern Tech hiện đã ngừng hoạt động nhưng vẫn chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế.

Ngày thay đổi thông tin gần nhất mà cơ quan này nhận được từ Modern Tech là ngày 07/03/2018.

Chia sẻ

Bài viết

Hường Thu (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất