Vòng quanh Thế giới

Người Nhật sống sao sau khi chia tay Tết Âm lịch?

Chia sẻ

Hiện nay, Nhật Bản đang đón năm mới vào ngày 1/1 theo Tết Dương lịch. Tuy nhiên trước đó, họ cũng tổ chức Tết Âm lịch như nước ta vậy. Bạn có biết lý do vì sao không?

Từ năm 1873, người dân đất nước “Mặt trời mọc” đã chính thức “chia tay” với Tết Âm lịch. Sở dĩ có một quyết định lớn và táo bạo như vậy là do họ muốn học tập theo phương Tây, thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, đồng thời có thêm nhiều lợi ích về kinh tế. Khi không có Tết Âm lịch, Nhật Bản sẽ giảm được số ngày nghỉ lễ hàng năm, không phải trả lương tháng thứ 13 cho công chức và tăng sản lượng quốc gia. Vì thế hiện nay chỉ còn có 6 quốc gia trên thế giới đón Tết Âm. 6 nước này bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Singapore và Mông Cổ. 

Tuy không còn đón Tết Âm nhưng rất nhiều người Nhật vẫn tiếc nuối Tết cũ và giữ truyền thống xa xưa để chào đón năm mới. Bạn sẽ thấy thú vị khi tìm ra một vài nét tương đồng với truyền thống đón Tết của người Việt đấy!

Tiệc Bonenkai - Tiễn năm cũ 

2japan

Một nhóm công chức Nhật Bản tham dự Bonenkai.

Người Nhật thường tổ chức một buổi tiệc để tiễn năm cũ, vất vả, những điều không hạnh phúc, may mắn trong năm cũ ra đi. Buổi tiệc thường được tổ chức giữa những người bạn hoặc đồng nghiệp. Trong tiệc Bonenkai, người tham gia thường uống rất nhiều rượu. Họ cũng hy vọng năm mới sắp tới sẽ mang tới nhiều điều vui và may mắn. 

Ngày Susuharai - Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ 

1japan

Một số chùa ở Nhật cũng tổ chức lễ Susuharai rất linh đình.

Cũng giống như Việt Nam, người Nhật cũng dành ra một ngày cuối năm cũ để tổng vệ sinh nhà cửa để chào đón các vị thần năm mới. Ngày xưa, Susuharai rơi vào ngày 13/12. Tuy nhiên bây giờ, nhiều gia đình Nhật đợi đến ngày cuối cùng của năm cũ mới bắt tay vào dọn dẹp.

Trang trí Kadomatsu - Đón may mắn

3japan

Kadomatsu được người Nhật trang trí ở hai bên cửa nhà sau khi dọn dẹp, trang trí xong nhà cửa.

Kadomatsu được xem là dấu hiệu của thần linh. Nó bao gồm 3 ống tre tươi vát chéo cùng với nhiều nhành thông. Với người Nhật, thông và tre là hai thứ đồ mang lại phúc lành cho gia chủ. Theo quan niệm cũ, số đoạn trên cành thông phải là số lẻ bởi hạnh phúc không thể chia nhỏ được và chỉ có thể nhân rộng lên mà thôi. 

Treo Shimekazari - ngăn chặn quỷ dữ

4japan

Trong ngày Tết, người Nhật thường treo Shimekazari dưới vòm cửa hay trên bàn thờ để ngăn không cho ma quỷ quấy nhiễu.

Tục này của người Nhật khá giống với tục cắm cây nêu ở nước Việt ta. Đôi khi người ta còn treo Shimekazari trên các phương tiện giao thông để cầu cho người điều khiển xe cộ tránh được các tai ương. Sau ngày mùng 7 của năm mới, người Nhật sẽ đem cả Shimekazari lẫn Kadomatsu tới chùa để đốt (tương tự tục hóa vàng của người dân Việt Nam).

Đêm Tất niên Oomisoka - Ăn mỳ, đi lễ

5japan

Mỳ tất niên ở Nhật Bản.

Sau khi mọi nghi lễ đã hoàn tất, vào đêm cuối cùng của năm cũ, người thân trong một gia đình sẽ quây quần lại bên nhau để ăn món mỳ Tất niên mang ý nghĩa trường thọ. Sau đó, họ cũng sẽ cùng nhau hát hò, xem các chương trình ca nhạc, hài kịch đón Tết trên TV tương tự Việt Nam. 

Gần thời điểm giao thừa, gia đình sẽ đi tới các đền, chùa để cầu năm mới bình an. Vào đúng thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, các chùa sẽ đồng loạt đánh 108 tiếng chuông xua đi 108 ham muốn trần tục của con người. Sau khi làm lễ, người Nhật cũng sẽ xin xăm, rút quẻ để xem vận mệnh của mình vào năm mới. 

Lễ đón năm mới

6japan

Món bánh dày Ozoni không thể thiếu trên bàn ăn của người Nhật vào ngày đầu năm mới.

Ngày 1/1, người Nhật sẽ dùng một bữa cơm với gia đình. Bữa cơm này bao gồm bánh dày Ozoni, rượu trừ tà và Osechi. Trong 3 ngày đầu năm, người Nhật không nấu bếp và chỉ sử dụng đồ đã nấu sẵn từ ngày cuối năm, bởi họ cho rằng nếu làm như vậy sẽ không tốt cho vị thần bếp và cũng để giải phóng lao động cho phụ nữ. Ngoài ra, trẻ em Nhật cũng được lì xì lấy may trong ngày đầu năm nữa. 

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất