Vòng quanh Thế giới

Người Nhật kiếm tiền 'khủng' từ nghề chế tác thức ăn giả y như thật

Chia sẻ

Mỗi khi đi ngang qua một cửa hàng đồ ăn Nhật, chắc hẳn bạn không khỏi tần ngần đứng ngắm tủ kính trưng bày những đĩa đồ ăn vô cùng hấp dẫn và đầy màu sắc. Nhiều người cho rằng đây là đồ ăn thật. Nhưng thật ra ẩn sau đó là cả một ngành công nghiệp chế tác "hốt bạc" của ẩm thực Nhật Bản.

Nhiều nhà hàng nổi tiếng trên thế giới chọn cách phô bày tinh hoa của mình qua những bức ảnh chụp món ăn ngon mắt trong thực đơn. Tuy nhiên, văn hóa ẩm thực Nhật Bản lại tiến xa hơn trong nghệ thuật mời gọi khách hàng.

Trước khi bước vào một nhà hàng, thực khách muốn được tận mắt nhìn thấy đồ ăn lên đĩa sẽ như thế nào, từ đó phần nào khuyến khích cảm giác muốn được trải nghiệm thực sự. Đây chính là lý do mà ngành công nghiệp trưng bày đồ ăn mẫu bằng nhựa đã ra đời và thậm chí mang lại lợi nhuận kếch sù cho các đại gia Nhật Bản.

https://youtu.be/Bi_XUU9NqsY

Mô hình đồ ăn giả tại Nhật Bản được khởi xướng từ những năm 1930, nhưng thực sự bùng nổ vào những năm 1950 khi Iwasaki Ryuzo - ông tổ của ngành này quyết định thành lập công ty gia công thức ăn giả và bán cho các nhà hàng. Đến nay, chế tác món ăn từ nhựa đã trở thành một trong những ngành kinh doanh hấp dẫn hàng đầu cũng như một nét truyền thống và văn hóa ẩm thực của “đất nước mặt trời mọc”.

Cửa hàng bày bán đồ ăn giả bằng nhựa tại Nhật thu hút nhiều tò mò của khách du lịch và cả người dân Nhật vì độ tinh xảo y như thật.

Cửa hàng bày bán đồ ăn giả bằng nhựa tại Nhật thu hút sự tò mò của khách du lịch và cả người dân Nhật vì độ tinh xảo y như thật.

Hàng nghìn món ăn đa dạng như sushi, hải sản, mì ramen, trứng cá hồi, hoa quả hay đến cả miếng thịt bò tươi nhìn hấp dẫn không thể rời mắt hóa ra lại được làm từ nhựa 100%. Những người thợ phải mất đến 1-2 năm học nghề mới có thể nặn ra những thành phẩm đơn giản như miếng sushi hay thịt bò. 

Hay một con cá như trên có thể còn phải lâu hơn, hơn thế nữa.

Để làm được một con cá chép có màu da và bộ vẩy sống động như thế này, các nghệ nhân đã phải tốn hàng giờ đồng hồ chăm chút tạo hình.

Không chỉ là những mô hình món ăn giả hấp dẫn không kém đồ ăn thật, giá bán những sản phẩm này chắc chắn sẽ khiến nhiều người kinh ngạc. Doanh thu mỗi năm của các công ty kinh doanh ngành nghề này ước tính lên đến hàng tỷ yên Nhật.

Những cuộn sushi nhỏ xinh này có giá từ 300 yên (tương đương 60.000 đồng).

Mỗi cuộn sushi nhỏ xinh này có giá từ 300 yên (tương đương 60.000 đồng).

Những sản phẩm có kích cỡ lớn hơn, ví dụ như chú cua hoàng đế ngon miệng này thì phải có giá từ 50.000 đến 100.000 yên (tương đương từ 9 triệu đến 20 triệu đồng).

Những sản phẩm có kích cỡ lớn hơn, ví dụ như chú cua hoàng đế ngon miệng này có giá từ 50.000 đến 100.000 yên (tương đương từ 9 triệu đến 20 triệu đồng).

Nhưng chưa thấm vào đâu so với bộ thực đơn hoàn chỉnh lên tới 1 triệu yên (tương đương với 200 triệu đồng) này.

Nhưng chưa thấm vào đâu so với bộ thực đơn hoàn chỉnh lên tới 1 triệu yên (tương đương với 200 triệu đồng) này.

Tất nhiên, những ông chủ Nhật Bản không phải “quăng tiền qua cửa sổ” cho chi phí này mà chính bởi giá trị mà nó mang lại. Tất cả mẫu đồ ăn giả đều được làm thủ công bởi những nghệ nhân tâm huyết có hàng chục năm kinh nghiệm. Những nghệ nhân này luôn quan niệm rằng sản phẩm làm từ máy móc thì chỉ nhìn giống như đồ chơi mà không đem đến được cảm giác chân thật cho thực khách. Đây chính là một trong những giá trị vô hình đánh trúng tâm lý khách hàng và từ đó lôi kéo nhiều cặp mắt thèm thuồng và cái dạ dày sôi lên sùng sục khi thấy những món ăn quá hấp dẫn như thế.

Tỉ mỉ từng chi tiết để làm ra những thành phẩm đẹp đến từng cen-ti-mét như thế này đây.

Tỉ mỉ từng chi tiết để làm ra những thành phẩm đẹp đến từng cen-ti-mét.

Điển hình là họ phải mất 3 giờ đồng hồ để làm ra một tô mỳ ramen.

Điển hình là các nghệ nhân dành đến hơn 3 giờ đồng hồ để làm ra một tô mì ramen ngon mắt như thật.

Ngày nay, trưng bày mẫu đồ ăn nhựa cũng bắt đầu du nhập và trở nên phổ biến tại một số nước Châu Á lân cận như Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong những khu trung tâm mua sắm lớn tại Việt Nam cũng dễ bắt gặp các món ăn giả được bày trong tủ kính của nhiều nhà hàng. Vượt xa hơn cả mục đích thương mại, chính yêu cầu về sự tỉ mỉ, chi tiết đã đưa nghề này trở thành một ngành nghệ thuật đáng được tôn vinh. Thậm chí một số mẫu vật tinh xảo còn được vinh dự trưng bày trong các bảo tàng nổi tiếng thế giới như Bảo tàng Victoria và Albert tại Luân Đôn (Anh).

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất