Vòng quanh Thế giới

Kiểm tra ngay và luôn 4 dấu hiệu này để biết mình đã tiến hóa chưa!

Chia sẻ

Gân cổ tay, "da gà", xương cụt và tai là những bộ phận thể hiện rõ nét sự tiến hóa trên cơ thể loài người. Check ngay để xem mình đã tiến hóa xong chưa nhé!

Có đôi lúc bạn vẫn thường tự hỏi về sự xuất hiện của một dấu hiệu kỳ lạ nào đó trên cơ thể mình. Tại sao bạn lại có mà những người bạn của mình lại không? Nó sinh ra để làm gì?

Thực tế, có một số bộ phận trên cơ thể chúng ta được sinh ra đôi khi “chẳng để làm gì cả”. Nhưng dù vô dụng, chúng vẫn cứ nghiễm nhiên ở đó. Đơn giản thôi, đó là những dấu hiệu mà tổ tiên chúng ta đã để lại và điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể bạn chưa tiến hóa xong.

2016dacdiemchothaybanchuatienhoaxong1

Quá trình tiến hóa của loài người.

Dưới đây là 4 dấu hiệu để bạn tự kiểm tra mức độ tiến hóa của bản thân cũng như làm “thánh soi” xem bạn bè của mình đã tiến hóa hết chưa:

2016dacdiemchothaybanchuatienhoaxongava

4 dấu hiệu chứng tỏ bạn chưa tiến hóa.

1. Cơ cổ tay to

Ở đại đa số con người ngày nay hầu hết vẫn xuất hiện cơ cổ tay. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra nó khi để ngửa và gập cổ tay lên. Nếu cổ tay của bạn xuất hiện một rãnh sâu và cơ cổ tay nổi lên, điều này chứng tỏ bạn chưa tiến hóa rồi.

Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì điều này mà buồn rầu, lo lắng. Bởi theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hiện nay có tới 85% người dân trên thế giới đều còn dấu hiệu này. Chỉ 15% còn lại là không có.

Cách nhận biết bạn còn cơ cổ tay hay không.

Cách nhận biết bạn còn cơ cổ tay hay không.

Tổ tiên của chúng ta, từ khỉ, vượn, người tối cổ đều có cơ cổ tay to, linh hoạt. Nó có chức năng hỗ trợ leo trèo, bám víu. Thậm chí ở loài vượn, gân cổ bàn chân cũng rất phát triển nên chúng có thể dễ dàng cầm nắm đồ vật bằng chính đôi chân của mình. Qua các thời kỳ tiến hóa của loài người, chức năng này ngày càng mất dần. 

2. Thường xuyên nổi da gà

Một dấu hiệu thứ hai cho biết chúng ta vẫn mang nhiều đặc điểm của tổ tiên là thường xuyên bị nổi da gà.

Đây là hiện tượng thường thấy mỗi khi chúng ta lạnh hoặc sợ sệt. Lúc này, các cơ run có sự gắn kết với các tế bào chân lông khiến lông trên cơ thể dựng đứng lên, các lỗ chân lông nổi lên mà chúng ta vẫn gọi là “nổi da gà”.

Nổi da gà - một dấu hiệu thừa hưởng từ tổ tiên của chúng ta

Nổi da gà - một dấu hiệu thừa hưởng từ tổ tiên của chúng ta

Đối với tổ tiên của chúng ta trước đây, thì hiện tượng nổi da gà thường diễn ra khi xuất hiện đối thủ hoặc kẻ săn mồi. Khi đó, toàn bộ lông trên cơ thể xù lên khiến cho cơ thể trông có vẻ to hơn và khiến kẻ thù sợ hơn. 

Còn đối với chúng ta ngày nay, hiện tượng nổi da gà lại bảo vệ chúng ta khỏi tác nhân nhiệt lạnh. Khi chúng ta lạnh, các lông dựng đứng lên sẽ tạo ra sự cách nhiệt và giúp chúng ta cảm thấy ấm hơn.

3. Nhận thấy xương cụt rõ rệt

Xương cụt là phân khúc cuối cùng của xương cột sống ở người và khỉ hay một số loài động vật có vú khác như ngựa, bò… Tổ tiên loài người từng có đuôi nhưng nó đã biến mất từ rất lâu.

Xương cụt là phân khúc cuối cùng của xương cột sống.

Xương cụt là phân khúc cuối cùng của xương cột sống.

Sau quá trình tiến hóa hàng triệu năm, hiện dấu tích của đuôi chính là xương cụt. Nhiều loài động vật có vú dùng đuôi để giữ thăng bằng cho cơ thể. Do đó, khi con người bắt đầu tập đi bằng hai chân thì đuôi trở thành bộ phận thừa và nó dần biến mất đi.

Tuy nhiên, chức năng của xương cụt thì vẫn còn lại. Xương cụt có chức năng phối hợp với các cơ, xương khác tạo thành một cấu trúc, hỗ trợ con người khi ngồi xuống và tựa lưng.

Dấu hiệu còn sót lại của đuôi dần mất đi.

Dấu hiệu còn sót lại của đuôi dần mất đi.

Trên thực tế, con người chúng ta vẫn phát triển tế bào đuôi khi còn là phôi thai trong bụng mẹ. Tế bào đuôi phát triển cho đến khoảng tuần thai thứ 4 thì ngừng.

Tại 4 tuần tuổi thai, phôi thai của con người phát triển hoàn toàn giống với những loài động vật có vú khác ở cùng giai đoạn. Sau đó, tế bào đuôi tiếp tục phát triển ở các loài động vật, riêng với con người thì các tế bào này tự hủy đi. 

Từ tuần thai thứ 6 đến 12, tế bào đuôi chết hoàn toàn, em bé trong bụng mẹ phát triển hoàn toàn bình thường với những bộ phận như con người ngày nay.

Một số trẻ em được sinh ra với một chiếc “đuôi mềm”, trong đó có không có xương, chỉ có các mạch máu, cơ bắp và thần kinh, nhưng điều này là rất hiếm.

4. Tai rất thính

Tai thính cũng là một dấu hiệu của tổ tiên chúng ta để lại. Một số loài động vật có vú tiến hóa ở mức độ cao như khỉ, vượn… ở phần tai bên ngoài có 3 cơ rất phát triển. Chính những cơ này giúp cho thính giác của chúng phát triển hơn, phạm vi và tần số âm thanh nghe được rộng hơn.

Ở một số loài động vật có vú khác như chó, dơi… 3 cơ tai này cũng khá phát triển. Chính vì vậy mà chúng có thể nghe được tần số siêu âm. Chúng cũng cảm nhận âm thanh rõ hơn bằng cách hướng tai về phía âm thanh phát ra.

Cơ tai giúp thính giác phát triển

Cơ tai giúp thính giác phát triển.

Con người ngày nay vẫn có 3 cơ này, tuy nhiên, về khả năng tiếp nhận âm thanh có phần giảm đi so với tổ tiên. Thính giác của mỗi người tốt hay không tùy thuộc vào sự phát triển của nhóm cơ này. Và nếu bạn cũng có một đôi tai cực thính, điều này chứng tỏ bạn đang thừa hưởng mạnh một đặc tính của tổ tiên để lại đấy!

Chia sẻ
Tin mới nhất