Vòng quanh Thế giới

Kết quả cảm xúc của dân Châu Âu về người tị nạn

Chia sẻ

Nghiên cứu về quan điểm của người dân 7 nước Châu Âu trước việc chính phủ các quốc gia này phản ứng và xử lý cuộc khủng hoảng người tị nạn đang gây điêu đứng “lục địa già”.

Tuần qua, các nhà lãnh đạo Châu Âu đã nhất trí đưa ra thỏa thuận về hạn chế số lượng người nhập cư đang gia tăng theo chiều hướng chóng mặt. Theo đó, 120.000 người sẽ được phân bổ giữa các nước trong khu vực, bất chấp sự phản đối từ Hungary, Cộng hòa Séc, Slovakia và Romani. Trong khi đó, Anh từ chối tham gia vào kế hoạch này. Các quốc gia Đông Âu bày tỏ sự phẫn nộ trước đề xuất trên và cho rằng các nước Tây Âu, đặc biệt là Đức, đang chèn ép và vi phạm chủ quyền quốc gia của mình.

Tổ chức nghiên cứu khảo sát quốc tế YouGov (trụ sở tại Vương quốc Anh) vừa thực hiện cuộc khảo sát 9.334 người từ 7 quốc gia Châu Âu bao gồm Anh, Đức, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Na-uy về quan điểm và cảm xúc đối với người tị nạn Syria. Kết quả cho thấy, Hungary bị đánh giá là phản ứng kém nhất đối với cuộc khủng hoảng hiện tại khi cho xây dựng hàng rào thép và sử dụng khí cay để chặn dòng người tị nạn. Anh thậm chí đứng chót bảng xếp hạng sau Hungary và Hy Lạp theo kết quả của nghiên cứu.

Kết quả chấm điểm của người dân 7 nước Anh, Đức, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Na-uy về phản ứng quốc gia đối với cuộc khủng hoảng người tị nạn

Kết quả chấm điểm của người dân 7 nước Anh, Đức, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Na-uy về phản ứng quốc gia đối với cuộc khủng hoảng người tị nạn

Trong khi đó, Đức được đánh giá cao nhất trong việc xử lý khủng hoảng nhập cư khi tiếp nhận 800.000 người tị nạn từ nay cho đến cuối năm. Đa số người dân Đức (54%) bày tỏ sự đồng tình với các chính sách nhập cư của chính phủ. Tại Anh, 27% người dân cho rằng nước này đã hành động đúng đắn trước cuộc khủng hoảng, song 35% lại cảm thấy phản ứng của chính quyền là quá thất vọng.

Có rất nhiều chỉ trích của giới truyền thông về tình trạng coi những người tị nạn phải bỏ xứ ra đi vì chiến tranh và trốn khỏi sự ngược đãi chỉ là những người nhập cư mà không cho họ cơ hội tìm kiếm việc làm.

Nghiên cứu của YouGov cho rằng cách gọi “người tị nạn” hay “người nhập cư” cũng có tác động đến ý định của người dân đối với việc chấp nhận những nạn nhân bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng đến với nước mình hay không. 56% người Anh đồng ý chấp nhận ít hơn số lượng các nạn nhân khi họ được gọi là “người nhập cư”, trong khi sử dụng từ “người tị nạn” hay “người chạy trốn vì bị đe dọa và ngược đãi” thì số người đồng thuận càng giảm.

Cách gọi “người tị nạn” hay “người nhập cư” cũng tác động đến thái độ đồng ý tiếp nhận các nạn nhân chạy trốn từ Syria.

Cách gọi “người tị nạn” hay “người nhập cư” cũng tác động đến thái độ đồng ý tiếp nhận các nạn nhân chạy trốn từ Syria.

Khi được yêu cầu dùng 1 từ để mô tả cảm xúc của mình đối với những người tị nạn, người dân Châu Âu đã lựa chọn 3 từ phổ biến nhất, bao gồm:

Anh: Buồn, khó chịu và giận dữ

Đức: Lo ngại, bất lực và khó chịu

Pháp: Giận dữ, buồn và lo ngại

Đan Mạch: Thông cảm, buồn và bất lực

Thụy Điển: Đáng tiếc, kinh tởm và đáng thương

Phần Lan: Đáng thương, buồn và khó chịu

Na-uy: Buồn, đáng tiếc và bất lực

Mỗi quốc gia có một quan ngại riêng về việc cứu giúp người tị nạn và có nước thể hiện sự tiếp đón kém nồng nhiệt hơn nước khác. Tuy nhiên, cảm xúc chung của người dân Châu Âu là “buồn” hơn là “không quan tâm”. Ở Đức, hầu hết người dân được phỏng vấn bày tỏ thái độ “sợ hãi” trước cuộc khủng hoảng này, trong khi người Anh cảm thấy “buồn” cho tình trạng người tị nạn đang lan rộng.

Mô tả bằng 1 từ về cảm xúc đối với người tị nạn của 9.334 người dân Châu Âu trong cuộc khảo sát.

Mô tả bằng 1 từ về cảm xúc đối với người tị nạn của 9.334 người dân Châu Âu trong cuộc khảo sát.

Gần đây, Hungary đã đề xuất mỗi thành viên trong số 28 quốc gia Liên minh Châu Âu sẽ đóng góp 1% thu nhập từ Liên minh và 1% từ phần đóng góp của mỗi nước vào một quỹ cải thiện điều kiện sống trong trại tị nạn ở những nước láng giềng của Syria và tăng cường biên giới Châu Âu. Thủ tướng Hungary mong muốn tập trung giải quyết cuộc khủng hoảng ngoài lãnh thổ Châu Âu hơn là phân bố số lượng người nhập cư giữa các quốc gia như vậy.

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất