Vòng quanh Thế giới

Hành trình săn lùng sự sống ngoài trái đất của Kepler

Chia sẻ

Hành trình săn lùng sự sống ngoài trái đất của Kepler

NASA phóng tàu đưa kính thiên văn Kepler vào vũ trụ ngày 7/3/2009. Nó được đặt theo tên nhà thiên văn học Johannes Kepler, sống trong thời Phục hưng.

Hành trình săn lùng sự sống ngoài trái đất của Kepler

Kepler được thiết kế để khảo sát một phần của Dải Ngân hà. Tính tới thời điểm hiện tại, Kepler đã phát hiện được hàng chục hành tinh có kích thước giống trái đất nằm trong hoặc gần cái gọi là “vùng sống” của các hệ sao. Khoảng cách giữa chúng với các ngôi sao chủ khiến nhiệt độ bề mặt vừa đủ ấm để nước tồn tại dưới dạng lỏng.

Hành trình săn lùng sự sống ngoài trái đất của Kepler

Công cụ quan sát duy nhất của Kepler là quang phổ kế, giúp nó phát hiện ra sự thay đổi ánh sáng từ các ngôi sao, từ đó tìm ra các hành tinh quay xung quanh nó. Thiết bị giám sát của Kepler theo dõi đồng thời 145.000 ngôi sao nằm trong một khu vực nhất định của Dải Ngân hà. Kết quả quan sát của Kepler sẽ được truyền về trái đất để các nhà khoa học phân tích để tìm ra các hành tinh.

Hành trình săn lùng sự sống ngoài trái đất của Kepler
Kính thiên văn vũ trụ Kepler là một phần Chương trình Khám phá của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Với chi phí 600 triệu USD, Kepler được cho là sứ mệnh giá rẻ nhưng hiệu quả nó mang lại hết sức kinh ngạc.
Hành trình săn lùng sự sống ngoài trái đất của Kepler

Vào tháng 11/2013, các nhà thiên văn học cho biết, dữ liệu của Kepler cho thấy 40 tỷ hành tinh có kích thước tương đương trái đất nằm trong vùng sống của những ngôi sao giống với mặt trời và những ngôi sao lùn đỏ trong Dải Ngân hà.

Hành trình săn lùng sự sống ngoài trái đất của Kepler
Theo kế hoạch ban đầu, Kepler sẽ hoạt động trong 3,5 năm. Tuy nhiên, NASA tiếp tục cho nó hoạt động tới năm 2016. Trong năm 2013, hai trong số 4 bánh răng định hướng của Kepler gặp sự cố, buộc các nhà khoa học của NASA phải sửa đổi một phần sứ mệnh săn lùng sự sống ngoài không gian của Kepler.
Hành trình săn lùng sự sống ngoài trái đất của Kepler
Tháng 1/2015, kính thiên văn này đảm trách nhiệm vụ theo dõi và quan sát 1.013 hành tinh mà nó tìm thấy trong 440 hệ sao. Ngoài ra, nó cũng duy trì quan sát 3.199 vật thể tình nghi là các hành tinh nhưng chưa được xác nhận.
Hành trình săn lùng sự sống ngoài trái đất của Kepler

Kính thiên văn của Kepler có đường kính 0,95 m. Năm 2009, đây là kính thiên văn không gian lớn nhất con người phóng vào vũ trụ.

Hành trình săn lùng sự sống ngoài trái đất của Kepler
Thiết bị ghi hình của Kepler. Nó được thiết kế để ghi nhận những thay đổi ánh sáng nhỏ nhất từ các ngôi sao. Đây cũng là máy chụp ảnh lớn nhất con người đưa vào vũ trụ tại thời điểm kính thiên văn rời trái đất.

Chia sẻ
Tin mới nhất